Giám tuyển Mizuki Endo: “Nghệ sỹ trẻ như trứng trong nôi”

Giám tuyển Mizuki Endo: “Nghệ sỹ trẻ như trứng trong nôi”

Đăng vào
1
Giám tuyển Mizuki Endo

“Tỏa II” (diễn ra từ 09/06 15/07/2018) là một triển lãm vô cùng ấn tượng được tổ chức bởi VCCA – không gian nghệ thuật đương đại thuộc tập đoàn Vingroup.

Dù mới chỉ gia nhập vào giới nghệ thuật đương đại từ năm 2017, VCCA đã nhanh chóng tạo nên tên tuổi cho riêng mình với vị trí là không gian nghệ thuật đương đại được xây dựng hiện đại và lớn nhất Việt Nam. Hanoi Grapevine đã có buổi phỏng vấn với giám tuyển người Nhật Mizuki Endo, giám sát nghệ thuật của VCCA.

Anh có thể cho biết triển lãm này được hình thành như thế nào?

Họa sĩ Phạm An Hải đã đồng hành cùng tôi dựng nên triển lãm này. Hải đưa tôi một danh sách tuyển chọn gồm 20 nghệ sĩ, tôi chọn 5 nghệ sĩ từ danh sách đó và 5 người khác do chính tôi lựa chọn. Các nghệ sĩ gồm có Tạ Minh Đức, Nguyễn Đức Phương, Lê Phi Long, Triệu Minh Hải, và Vũ Đức Trung. Các nghệ sĩ Phạm An Hải tuyển chọn đều là họa sĩ, vậy nên tôi lựa chọn một số nghệ sĩ khác sử dụng chất liệu như sơn mài, video, nghệ thuật sắp đặt,… để cân bằng lại. Các nghệ sĩ Hải chọn rất tuyệt vời, tôi rất ưng.

Có phải có câu chuyện nào đó được truyền tải qua triển lãm này không?

Không, không có câu chuyện nào cả. Chúng tôi đơn giản giới thiệu những nghệ sĩ trẻ và năng động tới công chúng.

Anh nghĩ thế nào về vị trí của các nghệ sĩ Việt Nam trên trường quốc tế?

Tôi nghĩ họ khá độc đáo bởi họ đến từ một quốc gia với văn hóa truyền thống đậm nét, rồi còn trải qua cuộc chiến tranh với Pháp, tư tưởng cộng sản, rồi thời đại sau Đổi mới. Đất nước họ trải qua nhiều biến động lịch sử, tạo nên một bối cảnh đa dạng, nhiều chiều. Các nghệ sĩ trẻ rất được gắn kết với quá khứ, và giờ họ có thể truy cập internet, tham gia vào cộng đồng thông tin. Họ như “trứng trong nôi” vậy, mang trong mình rất nhiều triển vọng. Nhưng cùng với đó thì nên giáo dục cũng khiến ta hơi quan ngại. Vì vậy tôi mong họ sẽ gìn giữ được di sản sẵn có và phát triển nó theo cách tốt nhất.

“Nghệ sĩ trẻ” theo định nghĩa của anh là những ai?

Ý tôi là những nghệ sĩ chưa tạo dựng được tên tuổi, chứ không nói về tuổi tác. Những nghệ sĩ đã tạo dựng được tên tuổi có tác phẩm được trưng bày tại nhiều phòng tranh, bán được tranh và được quốc tế công nhận.

Anh có nhắc đến quan ngại về “giáo dục”?

Ý tôi muốn nhắc đến một quá trình học tập từ nhiều phía. Nghệ sĩ, giám tuyển, giáo viên, khán giả, tất cả đều có thể phát triển hơn nữa. Việc trao đổi thông tin có thể được tổ chức tốt hơn. Thỉnh thoảng người ta có mâu thuẫn với nhau, nên tôi nghĩ truyền đạt thông tin là điều rất quan trọng. Và nơi đây (VCCA) là một diễn đàn để ta cùng nhau sáng tạo, là một môi trường sáng tạo. Chỉ cần ta giao tiếp tốt hơn một chút nữa. Tôi đang cố gắng thiết lập giao tiếp đó.

“Xu hướng” trong giới nghệ thuật hiện này là gì?

Bây giờ là thời đại của cộng đồng thông tin, của Youtube, của truyền thông, của internet… Thế giới không ngừng thay đổi. Đây là sự thật đang diễn ra ở mức tổng thể, và giới nghệ thuật là một phần của thế giới ấy.

Anh đến với VCCA như thế nào?

Tôi nhận được lời mời, và sau một vài cuộc phỏng vấn thì họ nhận tôi. Đây thật sự là thử thách lớn với tôi bởi tôi làm việc với tư cách giám tuyển tự do đã hơn 10 năm, và tôi chưa từng tới Việt Nam bao giờ. Tuy vậy tôi đã có bằng thạc sĩ và tiến sĩ tại các nước khác trong khu vực. Vì vậy tôi tới Việt Nam, cống hiến cho giới nghệ thuật tại đây, quan sát tỉ mỉ và hỗ trợ từng nghệ sĩ.

Tôi rất chú trọng vào khán giả. Đây là trung tâm thương mại, nên rất nhiều người có thể tới và thưởng thức nghệ thuật. Tôi muốn trau dồi trí sáng tạo của người xem tranh. Một số không gian nghệ thuật khác không dễ dàng tiếp cận công chúng như VCCA.

Anh có thấy những mô hình giống như VCCA ở các quốc gia khác anh đã đặt chân tới không?

Có chứ. Ở Nhật Bản có Bảo tàng nghệ thuật Mori (Mori Art museum), ở Philippines có Bảo tàng nghệ thuật và thiết kế đương đại (Museum of Contemporary Art and Design). Tại châu Á, các trung tâm nghệ thuật công bấy lâu nay không được chú trọng phát triển, ý là đối với nghệ thuật đương đại. Bây giờ đã có các quỹ tư nhân, các doanh nghiệp tư mở cửa trung tâm nghệ thuật cho đông đảo công chúng, tất cả đều gắn liền với nghệ thuật đương đại. Nói thế không có nghĩa là các trung tâm nghệ thuật công không ra gì, ví dụ như Bảo tàng mỹ thuật Việt Nam có nhiều bộ sưu tập tranh rất tuyệt vời. Bạn có thể đến đó và xem đi xem lại các tác phẩm nhiều lần. Đó là nơi mà năm nào bạn cũng phải tới và thưởng thức nghệ thuật. Tuy vậy nghệ thuật đương đại lại không được chú trọng lắm, vậy nên giờ đây các công ty tư nhân đã mở ra các tổ chức nghệ thuật cho công chúng.

Nhắc tới nghệ thuật đương đại và công chúng, có những khán giả nói với tôi rằng họ sợ mình sẽ không thể hiểu được ý nghĩa của tác phẩm…

Bạn hãy cứ thưởng thức và cảm nhận. Không cần phải cố gắng hiểu. Tôi là giám tuyển và đôi khi chính tôi còn không hiểu nữa (cười). Hãy nghĩ theo cách này: các tác phẩm cho ta một điều gì đó, hãy cứ đón nhận nó thôi.

Phỏng vấn thực hiện bởi Uyên Ly cho Hanoi Grapevine. Ảnh: Tufng

Bài viết liên quan
Họa sỹ Phạm An Hải: Mỹ thuật trẻ, TỎA và Viet Art Now

Dịch bởi Hanoi Grapevine

1 COMMENT

Leave a Reply