KVT mơ màng & trầm ngâm trong âm nhạc

KVT mơ màng & trầm ngâm trong âm nhạc

Đăng vào
5
kvt-2

Khen và chê

Liên hoan âm nhạc châu Âu 2009 tại Hà Nội đã đến và đi trong khi kẻ yêu âm nhạc cứng đầu này đã không nhìn hay nghe thấy họ…  bởi vậy, tôi thấy buồn phiền… nhưng tôi khen cho những khán giả Việt Nam sẵn sàng vượt qua rào chắn, bất cứ khi nào biết có biểu diễn miễn phí là phải giành được vé. Chúng tôi đã đến viện Goethe trễ khoảng một giờ sau khi vé miễn phí được phát hết và cũng gặp may mắn… một lần nữa tại L’Espace một lúc sau đó.

Tất nhiên, đó là những gì mà các dự án, và tất cả những cái tương tự thế trong suốt cả năm qua… đem lại cho người dân địa phương ở Việt Nam, và đặc biệt là những người trẻ, đó là cơ hội tiếp cận thứ văn hóa đẳng cấp thế giới.

Vì vậy, tất cả các bạn yêu các cơ quan đại diện, các tổ chức châu Âu bởi họ đã mang lại cho các bạn một bữa tiệc âm nhạc, mà bạn phải cảm thấy rằng mình đã thành công… và các bạn trẻ Việt Nam lại tiếp tục vượt qua mọi rào chắn.

Tôi sẽ chỉ phải trả một học sinh hay sinh viên một ít tiền để đến đó sớm một chút và lấy vé một hay hai vé miễn phí cho tôi… thế cũng đáng.

Bộ hơi tuyệt vời tại L’Espace

L’Espace là một không gian tuyệt vời cho âm nhạc thính phòng. Nó có độ âm vang phải nói là tốt nhất tại Hà Nội.

Khi Dàn nhạc giao hưởng Quốc gia Việt Nam biểu diễn chương trình Chương trình nhạc cổ điển (Cycle Classique) tại đó, vất vả một chút để có được tấm vé cũng là xứng đáng, vì đó là thứ âm nhạc chất lượng hàng đầu và, nhờ có những nhà tài trợ, giá vé chỉ còn có 50.000 VNĐ.

Tuần này nghệ sĩ chỉ huy người Nhật Bản Hirota Tomoyuki có hai buổi trình diễn thật xuất sắc.

Bản Nonette cho bộ hơi và bộ dây của “bậc thầy bị lãng quên” Lois Spohr được chơi đầu tiên và bốn khúc đều thật tuyệt. Các nghệ sĩ solo bộ dây trong Dàn nhạc giao hưởng Quốc gia Việt Nam quả là hàng đầu và phần thể hiện violon, viola, cello, và đàn công-bát thật hay. Bộ hơi thì giống như một hơi thở đầy ma thuật.

Gần đây tôi được “cảnh báo” về phần biểu diễn của bộ hơi và bộ đồng trong dàn nhạc và khi bộ hơi chơi bản nhạc nổi tiếng Serenade cung Si trưởng của Mozart dành cho 12 khí công và một công-bát, lúc đầu tôi đã ngồi gần như ở rìa ghế của mình, nhưng tôi đã lo lắng quá thừa. Tôi đã nhanh chóng thấy thoải mái và mỉm cười. Đến khúc thứ ba, thật khoan thai, tôi biết đến nó nhờ bộ phim Amadeus, tôi đã hoàn toàn hòa mình vào và trong trạng thái ấy trong suốt phần còn lại. Những tràng pháo tay không ngừng tán thưởng quả là xứng đáng.

Xin chúc mừng tất cả các nghệ sĩ và tôi thực sự mong muốn được nhìn thấy bạn một lần nữa với cả dàn nhạc đầy đủ vào Đêm nhạc jazz Giáng sinh ngày 18 hay 19 tại Nhà Hát Lớn… Thật nóng lòng được nghe “Một người Mỹ ở Paris” (An American in Paris) và tôi hy vọng bản Rhapsody in Blue sẽ tuyệt như một khúc rhapsody tuyệt vời như khi các bạn chơi Gran Partita của Mozart vậy.

Không phải nhà phê bình, “Kiếm Văn Tìm” là một người quan sát hay một con người có hiểu biết thú vị và công tâm về nghệ thuật Hà Nội, người đưa ra các chính kiến của mình và là một đặc phái viên báo chí giấu tên trung thực và công bằng. Xin hãy đưa các ý kiến của bạn vào phần bình luận dưới đây.

Similar Articles

5 COMMENTS

  1. KVT à. Theo tôi được biết, không phải lúc nào vé hết nhanh cũng là do sự “háo hức” của các bạn trẻ đâu. Đôi khi người phát vé vì chút mêtj mỏi hay việc riêng mà đã đưa cả xấp vé cho một ai đó chả biết gì về chương trình trong tấm vé cả.

  2. what a pity for you. in fact, people were allowed to enter the youth theatre even without tickets. I came to a few performances although I couldn’t get any ticket at all. and althought tickets run out quickly, I still found the theatre with a lot of empty spaces.

  3. Tôi thực sự thấy vui khi được hòa mình vào không khí của những buổi Liên hoan âm nhạc Châu Âu. Bản thân tôi chưa bao giờ được đào tạo hay hiểu biết gì về âm nhạc nhưng tôi thực sự hào hứng. Đến nghe để cảm nhận một nền âm nhạc hiện đại. Thành thật cảm ơn viện Goethe đã cung cấp cho tôi những thông tin hữu ích đó.

  4. Tôi không biết ở HN thế nào. Nhưng đối với Nhạc viện tpHCM, sau nhiều lần tổ chức liên hoan như thế đã rút ra bài học như sau:
    – Không phải ai có vé cũng đi.
    – Những người mộ nhạc thật sự sẽ luôn muốn tham dự.
    Vì vậy, viện Goethe tpHCM đã quyết định không kiểm vé. Những ai đến sớm sẽ có được chỗ ngồi ưng ý; còn ai tới trễ, đương nhiên sẽ phải đứng.
    Tôi rất tán thành chủ trương đó, vì nó thể hiện đúng tinh thần của bất cứ một buổi diễn nào được tài trợ.
    Hội đồng Anh có tổ chức tuần lễ phim ở Galaxy Nguyễn Trãi. Tôi có hỏi ai không có vé mời có được tham dự không thì họ bảo rằng không. Tôi nghĩ điều này sẽ dẫn tới các tình huống sau:
    1/ Một người có vé thường chỉ đi khi rủ 1 ai đó. Tuy nhiên tuần lễ chiếu phim lại chia ra 2 buổi: 1 buổi có thuyết minh và buổi còn lại không có. Như vậy có thể những ai không nghe được thuyết minh sẽ từ chối. Cuối cùng tới 2 người có vé không đi.
    2/ Những ai không nghe được thuyết minh hoặc không nghe hiểu tiếng Anh sẽ bỏ về giữa chừng. Rạp sẽ trống.
    Từ 2 tình huống trên, thiết nghĩ từ đây về sau với bất cứ buổi liên hoan nào được tài trợ miễn vé, BTC chỉ yêu cầu người tham dự tới sớm giờ bắt đầu chứ không cần vé mời.

  5. Tán thành với ý kiến của “Một người yêu nhạc”
    Mình cũng đang rơi vào tình trạng đó cho buổi hòa nhạc Dàn nhạc Philharmonic Hà Nội của Đại sứ quán Tây Ban Nha, vào tối 17/12 tới
    Hiện tại vé hết sạch. NHưng chắc chắn sẽ có rất nhiều ng ko đi

Leave a Reply