KVT – Triển lãm “Hà Nội – Thành phố trong nghệ thuật”

KVT – Triển lãm “Hà Nội – Thành phố trong nghệ thuật”

Đăng vào
1
kvt-2

Bui Xuan Phai

Niềm hoài cổ và Nhịp hiện đại

Tôi có một người bạn làm quản lý và giám tuyển cho một sưu tập mỹ thuật phong phú của một trường đại học lớn. Ông ấy phát cuồng với mèo nên đã quyết định lấy ra hết những tác phẩm về mèo từ bộ sưu tập 100 năm của trường và tình cờ tìm được những hình ảnh thực sự quý từ thời kỳ vàng son của hội họa Hà Lan đến những tác phẩm video art đáng giá gần đây. Và thế là nỗi ám ảnh đã trở thành động lực thúc đẩy ông ấy tổ chức một triển lãm lớn về mèo bằng cách khéo léo lựa chọn và mượn từ các bảo tàng khác và từ các bộ sưu tập cá nhân. Các phòng tranh từ khắp châu lục tranh nhau để được có tên trong danh sách những điểm đến của một triển lãm lưu động Mèo Đương đại. Đó là một sự kiện lớn thu hút sự chú ý của công chúng nhưng đó là khi người ta phát cuồng về mèo.

Còn ở Hà Nội, với sự hỗ trợ của Viện Goethe và đóng góp của Lisa Drummond, Natalia Kraeveskaia đã đưa những hiểu biết sâu rộng và niềm đam mê nghệ thuật Hà Nội của mình từ một thời đại cụ thể mở rộng ra và khéo léo tổ chức một triển lãm với hai phần mạch lạc– một triển lãm xứng đáng được đem đi trưng bày ở nhiều nơi trên thế giới.

Kraevskaia là một chuyên gia về mỹ thuật, một nhà phê bình mỹ thuật được đánh giá rất cao, một chủ phòng tranh, một nhà giáo dục mỹ thuật và người hướng dẫn cho các họa sỹ trẻ đương đại của Việt Nam. Với sự tập trung vào chủ đề Hà Nội trong năm diễn ra kỷ niệm 1000 năm, chị đã khéo léo giới thiệu với công chúng những nghệ sỹ nổi bật nhất – những người đã khắc hoạ thành công hình ảnh thành phố này từ năm 1970 đến nay .

Và chị cũng rất khéo léo chia triển lãm này thành hai phần: Một Hà Nội được lý tưởng hoá và Hà Nội đang lao đi theo hiện đại hoá và kỹ thuật hoá.

Nghiem Xuan Binh

Xin mời nhấn chuột vào hinh trên để xem ở định dạng lớn hơn.

Phần một đang được trưng bày tại Viện Goethe, là một triển lãm rất lôi cuốn được mở đầu bằng các tác phẩm của Bùi Xuân Phái, và kết thúc bằng những hoá thạch phố cổ đẹp và quý như ngọc của Vương Văn Thạo. Các tác phẩm được bố trí theo các giai đoạn và có chỉ dẫn rất hay kèm theo nên rất dễ xem và dễ hiểu.

Triển lãm có rất nhiều hình ảnh mà ở đó những cảnh quan đô thị dường như biến mất. Đó là một phần trong những giây phút yên tĩnh quý giá của tôi ở Hà Nội khi tôi thỉnh thoảng vẫn đạp xe dạo phố trước lúc bình minh hoặc vào sáng sớm ngày mùng 1 Tết.

Nguyen Trong Hop

Xin mời nhấn chuột vào hinh trên để xem ở định dạng lớn hơn.

Sự xuất hiện của các tác phẩm của các nghệ sỹ nước ngoài ở một triển lãm diễn ra đúng lúc thế này ban đầu có vẻ hơi khó hiểu, nhất là vì dường như tất cả đều có những mối liên hệ với đất nước Đức. Nhưng điều này trở nên dễ hiểu hơn nếu chúng ta tôn trọng tinh thần dân tộc của đơn vị tài trợ và thậm chí thấy được triển vọng về một chuyến trưng bày tại Đức – một chuyến đi có thể tạo điều kiện cho sự pha trộn ảnh hưởng của Đức đối với nghệ thuật đương đại Việt Nam.

Các nữ nghệ sĩ của Việt Nam có phần mờ nhạt trong phần 1 của triển lãm, nhưng đến họ sẽ tỏa sáng ở phần hai. Video ngắn thú vị “Phật trong thành phố” của Brian Ring – một người đã có thời gian dài sống và làm việc tại Việt Nam – giống một như hành trình chuyển đổi giữa hai phần và nếu như triển lãm này được đem đi trưng bày ở nhiều nơi và hai phần được trưng bày cùng một lúc, thì video này sẽ là một yếu tố không thể thiếu đối với bất kỳ một giám tuyển giàu kinh nghiệm nào.

Đây là một triển lãm quan trọng và rất đáng được đông đảo công chúng biết tới.

Triển lãm còn có một cuốn catalog rất tuyệt, có thể được coi như là tài sản quý cho những ai sưu tầm nghệ thuật, và là niềm mơ ước của những người nghiên cứu về lịch sử mỹ thuật. Bạn có thể đăng ký với lễ tân tại sảnh của triển lãm để nhận cuốn catalog đó. Trong cuốn này còn có cả những bài viết của các chuyên gia nắm rõ về những năm tháng liên quan đến các tác phẩm được trưng bày.

Phần 1 mang màu sắc lãng mạn, lý tưởng hoá sẽ kết thúc vào 3/12 để nhường chỗ cho một Phần 2 ồn ào hơn, gấp gáp hơn sẽ được trưng bày tại Viện Goethe từ 7 đến 13/12.

Không phải nhà phê bình, “Kiếm Văn Tìm” là một người quan sát hay một con người có hiểu biết thú vị và công tâm về nghệ thuật Hà Nội, người đưa ra các chính kiến của mình và là một đặc phái viên báo chí giấu tên trung thực và công bằng. Xin hãy đưa các ý kiến của bạn vào phần bình luận dưới đây.

1 COMMENT

  1. Thank you,
    just one remark. We worked with Lisa Drummond ( a Canadian specialist on urban studies) together on the concept, texts and catalogue. So her input is not less significant than mine. Unfortunately she couldn’t be in Hanoi for the last stage of hanging the exhibition and the opening. We hope together to develop this theme in the future.
    Welcome to the Part 2 on the 7th and part 3 ( German photographer – Hanoi: private/public) on the 16th of December!

Leave a Reply