Buổi biểu diễn của Tứ tấu Kuricorder

    Đăng vào
    0

    logo_Japan_FoundationMusic Concerts by Kuricorder Quartet

    Buổi diễn cho đại chúng:
    20:00, thứ sáu 01/11/2013
    Nhà hát VOV

    20:00, thứ bảy 02/11/2013
    Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam

    Buổi diễn cho gia đình (Tất cả mọi người (kể cả trẻ sơ sinh) đều có thể tham gia):
    14:00, thứ bảy 02/11/2013
    Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam

    Thông tin từ Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam:

    Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoai giao Việt Nam – Nhật Bản, Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam sẽ tổ chức một chương trình hòa nhạc của ban nhạc nổi tiếng Nhật Bản “Tứ tấu Kuricorder” vào Thứ Sáu ngày 1 và Thứ Bảy ngày 2 tháng 11 năm 2013 tại Hà Nội.

    Tứ tấu Kuricorder là một ban nhạc gồm 4 nghệ sỹ bậc thầy, được thành lập vào năm 1994. Họ có thể sử dụng nhiều loại nhạc cụ khác nhau để sáng tác và hòa âm nhiều bản nhạc giao hưởng vui tươi và cuốn hút.

    Tứ tấu Kuricorder được biết đến rộng rãi tại Nhật Bản thông qua sự đóng góp về mặt âm nhạc cho các tác phẩm hình ảnh như chương trình truyền hình của kênh NHK “Pythagora – Switch”, phim hoạt hình “La Maison en Petits Cubes” (Ngôi nhà khối lập phương) (đã nhận giải thưởng dành cho Phim hoạt hình ngắn của Academy Award năm 2009), và thông qua sự kết hợp với nhiều ca sỹ nổi tiếng của Nhật Bản.

    Tên của nhóm tứ tấu bao gồm nhạc cụ chính họ sử dụng là sáo (“Kuri” trong tiếng Nhật nghĩa là “hạt dẻ” và “coder” lấy từ “recorder” – sáo), từ small soprano đến giant great bass, qua alto và tenor, lẫn ukulele. Điều tạo nên sự độc đáo của họ chính là sự cố gắng chân thành của họ trong việc sáng tạo ra thứ âm nhạc mới mẻ từ sự kết hợp một cách đơn giản những nhạc cụ thông thường.

    Theo như Paul Fisher, người sáng lập Far Side Music tại London thì âm nhạc của Tứ tấu Kuricorder “là sự hoà trộn không thể phân loại được một cách đầy hấp dẫn của jazz, folk, blues, cổ điển, nhạc xưa, funk và một số thể loại âm nhạc khác”, và “đa dạng, ấm áp, là bản hoà ca phức điệu của âm thanh”.

    Dù không chơi một loại nhạc chuyên biệt nào, nhưng chúng tôi hy vọng buổi diễn lần đầu tiên tại Hà Nội của họ sẽ mang đến cho quý khán giả nụ cười từ những khúc nhạc được chơi một cách đầy vui tươi, thoải mái của họ.

    Tứ tấu sẽ biểu diễn 3 lần, tất cả đều mở cửa miễn phí, với 2 lần dành cho tất cả mọi người vào lúc 20:00 thứ Sáu ngày 1/11 tại Nhà hát VOV (58 Quán Sứ, Hà Nội) và lúc 20:00 thứ Bảy ngày 2/11 tại sân Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam (27 Quang Trung, Hà Nội). Một buổi diễn khác là buổi diễn đặc biệt dành cho các gia đình, phù hợp với trẻ em ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh và cũng được tổ chức vào lúc 14:00 ngày 2/11 tại sân Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản.

    Vé miễn phí được phát tại Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản từ 14:00 thứ Sáu ngày 18/10/2013.

    Kuricorder Quartet

    Tứ tấu Kuricorder

    (Từ trái qua phải)
    Masaki Kurihara – soprano recorder, melodica, crumhorn, etc
    Yoshiyuki Kawaguchi – alto recorder, bodhran, saxophone, etc
    Kenji Kondo – tenor recorder, guitar, ukulele, etc
    Takero Sekizawa – great bass recorder, tuba, jews harp, etc

    Tứ tấu Kuricorder là một nhóm chơi đa nhạc cụ tài giỏi, hay nói đúng hơn là kỳ lạ đến từ Nhật Bản. Chưa bao giờ trong lịch sử âm nhạc lại có thể nghe tiếng sáo thông thường thật trong trẻo và tuyệt vời như thế (kuri trong tiếng Nhật là “hạt dẻ”, corder lấy từ recorder – sáo). Và bạn sẽ không bao giờ nghĩ được các loại sáo, từ small soprano đến giant great bass, hay alto và tenor, lại có thể cho ra đời thứ âm nhạc đầy sáng tạo như vậy.

    Pythagora Switch Opening Theme

    http://www.youtube.com/watch?v=e5vIE3Y21iE

    Để biết thêm thông tin, bạn có thể xem thêm tại trang web của Trung tâm Văn hóa Nhật Bản.

    logo_Japan_Foundation
    Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam
    27 Quang Trung
    Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Tel: 3944 7419
    www.jpf.org.vn
    Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam
    58 Quán Sứ, Hà Nội

    NO COMMENTS

    Leave a Reply