KVT – Tháng 3 và những cái nhìn của Người Phụ nữ

KVT – Tháng 3 và những cái nhìn của Người Phụ nữ

Đăng vào
1

KVT 2014
keep your dreams like china in your hands 2014

KVT viết về một niềm thành kính đặc biệt dành cho phụ nữ của chính những tác giả nữ trong triển lãm tại Viện Goethe

IMG_1059

LỜI MỞ ĐẦU TỪ MỘT CÂU CHUYỆN CÁ NHÂN:

Tháng Ba là tháng có một trong những ngày kỷ niệm quan trọng nhất của tất cả chúng ta, ngày quốc tế phụ nữ. Ngày này được khởi xướng từ năm 1911 như một sự kiện chính trị mang tinh thần xã hội chủ nghĩa, vinh danh chiến dịch Suffragettes (chiến dịch của những người phụ nữ đòi quyền bầu cử cho giới mình, trong những năm cuối TK 19, đầu TK XX, ở Anh và Mỹ). Khi tôi còn nhỏ, đến ngày này, những người phụ nữ quanh tôi, như bà, mẹ, chị, bạn bè họ và hàng xóm thường ngồi lại với nhau, trò chuyện về sự bình đẳng, quyền con người cũng như những sự tôn trọng dành cho phái nữ. Kể từ khi tôi tới Việt Nam, cả chục năm về trước, tôi nhận ra rằng ngày này ở Việt Nam gần như đã mất đi hương vị chính trị, thay vào đó là màu sắc của chủ nghĩa thương mại tương tự như những ngày của mẹ, ngày lễ tình nhân… Bởi vậy, tôi hay nghi ngờ những sự kiện tôn vinh phụ nữ nhân dịp này vì cảm thấy như là có sự kẻ cả, hay bền trên sao đó…

Nhưng với triển lãm tại Viện Goethe trưng bày sáng tác của những người phụ nữ đã chín chắn và am hiểu, dù tuổi còn trẻ hay đã trung niên, lại do chính những phụ nữ chín chắn và thành đạt khác tổ chức cũng như viết giới thiệu, thì thực sự là một sự kiện tuyệt vời.

Nhưng trước khi ai đó có thể thốt lên : ÔI! Làm sao mà một người đàn ông như tôi lại dám nói về các công việc của những người phụ nữ.. Tất cả những gì tôi có thể nói chỉ là sự thay mặt người mẹ đáng mến của tôi, người cũng có một chút tinh thần cách mạng. Bà vận động cho những lợi ích về mặt chính trị và luật pháp cho phụ nữ đồng thời khuyến khích họ bảo toàn quyền về thân thể và cuộc sống tình dục của chính mình.

Dưới đây là bình luận của tôi về một trong những triển lãm nhóm hướng tới sự hoàn hảo.

IMG_1048

Triển lãm còn có một catalogue xinh xắn với những bài viết của Natalia Kraevskaia (Salon Natasha), Suzanne Lecht (Art Vietnam) và bà viện trưởng Almuth Meyer-Zollitsch (Viện Goethe).

Hình trên là tác phẩm phải nói là đầy mãnh lực, có tên “Áo giáp”, của một người đại tài về sơn mài, Oanh Phi Phi, chủ nhân của nhiều sáng tác nổi tiếng mà một trong số đó được trưng bày tại Singapore Biennale 2013.

Với tôi, “Áo giáp” gợi liên tưởng về những người phụ nữ đã quyết định chiến đấu giành lại quyền cho chính mình… chẳng hạn như Hai Bà Trưng.

IMG_1029

Chiếc áo giáp này của Phi Phi đến từ nhiều thời kỳ và địa điểm lịch sử khác nhau mà có ảnh hưởng đến một phụ nữ như cô, và trong tuyên ngôn nghệ thuật, cô nói rằng những thời kỳ và địa điểm lịch sử đó phản ánh vai trò lịch sử của phụ nữ như là người mang đến và coi sóc những tư tưởng và tư duy đầy mâu thuẫn.

IMG_1027

IMG_1028

Doclab trưng bày video của những người tác giả Việt Nam và nước ngoài do Trinh Thi, một bậc thầy về video làm biên tập. (cô cũng có sáng tác được giới thiệu tại Singapore Biennale 2013, một trác tuyệt)

Giống như nhiều tiếng nói của phụ nữ khác, những video này có vẻ lặng lẽ trong bối cảnh triển lãm cho đến khi bạn nhận ra rằng bạn có thể lấy một tai nghe ở để ngay lối vào, và thanh âm từ những công việc của những người phụ nữ trong phim sẽ đeo bám bạn quanh triển lãm.

IMG_1054

Như một ẩn dụ không có chủ ý về vai trò và vị trí của nhiều phụ nữ trong xã hội Việt Nam, tác phẩm video này quả là tuyệt diệu.

Tôi thực sự thích khám phá sáng tác lụa của Nguyễn Thị Châu Giang, tiêu đề “Bên trong chúng ta”.

IMG_1043

Gương mặt phụ nữ rất đẹp trong sáng tác của Giang giống như một gương mặt phụ nữ trải qua nhiều thời đại… Rất bí ẩn. Chỉ có đôi mắt như tấm gương phản chiếu tâm hồn họ. Tôi thực sự thấy là cách hiểu của tôi về tác phẩm đẹp này của cô còn quá đơn giản…

IMG_1041

Những vị khách của Nguyễn Thị Chinh Lê giới thiệu 12 bức tượng đồng thanh nhã mà cũng mạnh mẽ làm sao. Có lẽ đó là hình ảnh 12 con giáp trong một vòng thời gian của năm âm lịch…

IMG_1040

Cô nói về những ký ức tuổi thơ với bổn phận khi nhà có khách của những cô gái thôn quê và việc phải làm sao để những công việc này gây được ấn tượng với khách. Bởi vậy, cảm thức về bổn phận đàn bà cũng như sự tuân phục các chuẩn mực trong gia đình và xã hội đã in dấu khó phai trong tâm trí của những người trẻ, ở cả hai giới nam và nữ.

IMG_1039

IMG_1037

Tác phẩm sơn mài Bên nhau của Đinh Thị Thắm Poong nói một cách thuyết phục về sự mất mát cá nhân…Những kết nối người này với người kia bởi tình yêu gần gụi để rồi cái chết hoặc sự chia ly biến chúng thành nỗi nhức nhối… Ở Việt Nam, tôi đã thực sự đồng cảm với những người yêu nhau mà phải chia cách nhau trong nhiều năm trời bởi chiến tranh hoặc khi một trong hai người phải đi xuất khẩu lao động.

Những sự chia cách còn là do nạn buôn bán phụ nữ, do tình trạng hôn nhân sắp đặt, bệnh tâm thần, sự suy nhược… Một danh sách dài và đẫm lệ khổ đau.

IMG_1047

Đàn ông được kỳ vọng là kẻ có thể mang nỗi buồn, nỗi khổ đau, ký ức về sự chia ly với vẻ khắc kỷ và một gương mặt dũng cảm. Chúng ta cho phép phụ nữ bộc lộ cảm xúc – những cảm xúc mà đàn ông bị cấm đoán thể hiện hoặc tự họ ngăn cấm họ thể hiện.

IMG_1044

Poong thể hiện nhân vật bị thiếu vắng như một chiếc gương, qua đó bạn thấy phản chiếu chính con người bạn.

IMG_1046

Vũ Kim Thư tiếp tục hành trình tạo lập bản đồ của cô với một tác phẩm điêu khắc đáng yêu: “Phong cảnh nổi”.

IMG_1032

Thư từng có nhiều năm làm những điều chẳng theo quy ước mà người đời thường kỳ vọng ở vai trò của phụ nữ. Thay vì đó, cô mở rộng thế giới của mình ra theo cách khác thường, khó có thể hình dung, bao quanh bởi những màu sắc và những nền văn hóa khác lạ.

Việc lập bản đồ của cô là về những trải nghiệm này và hi vọng tác phẩm có vẻ phức tạp của cô mời gọi một số phụ nữ Việt Nam khác cùng đào sâu tìm hiểu những gì chưa biết theo cách của riêng mình.

IMG_1033

Bức màn của Nguyễn Hữu Trâm Kha, “Ẩn dụ”, lại là một tác phẩm thật dịu dàng. Thoạt tiên, nó có một sự quyến rũ bí ẩn, cũng có thể gợi cảm nữa như thể gợi ý về một hình dáng mong manh phía sau… Nhưng, nghĩ thêm chút nữa, ta sẽ thấy cái hình bóng kia bỗng biến thành một cái gì đó đáng ngại, và có tính đe dọa?

IMG_1034

IMG_1035

Đây là một tác phẩm khó hiểu với những mẫu hình học được cắt từ phim x- quang, một cách đem lại thêm những chiều kích khác cho tác phẩm.

IMG_1036

Kha gợi ý rằng nó có thể được đọc hiểu như là một tấm màn trên sân khấu cuộc đời và tiếp theo, tương lai sẽ gợi ý con đường nào mà bạn mong muốn, lãng mạn, bí ẩn hay gợi sự lo ngại…

IMG_1049

Với tôi, tác phẩm tốt nhất trong triển lãm là chiếc bình gốm của Maritta Nurmi.

Bà là một nghệ sĩ không bao giờ dừng việc mở rộng đường biên nghệ thuật của chính mình.

Tất cả những điều này hợp với vị trí nào trong hình ảnh về nữ quyền?

Vị trí trên đỉnh!

Một vài năm trước, bà có ý tưởng vẽ trên vải, một ý tưởng được truyền cảm hứng từ một chuyến lưu trú nghệ thuật ở Tây Phi, nơi mà những tấm vải may đồ mặc hàng ngày của phụ nữ địa phương hấp dẫn bà một cách ghê gớm.

Với triển lãm này, Maritta quyết định làm việc ở làng gốm Bát Tràng, trang trí một cái bình lớn.

Vẻ ngoài của cái bình cao tới 2 mét này quả là tráng lệ. Quanh đáy bình là hình ảnh con cá chép rất truyền thống, hỗ trợ cho cả chiếc bình được trang trí với nhiều motif gợi nhắc đến hơn 20 năm trải nghiệm nghệ thuật ở Hà Nội của riêng bà… Và để nhắc nhớ người xem rằng chiếc bình đó thực sự rất Hà Nội, là hình ảnh một con kỳ lân đang chơi đùa giữa những bông hoa hồng.

keep your dreams like china in your hands 2014

Bạn hẳn là có thích những bông hồng gần nơi miệng bình chứ?

IMG_1052

KẾT BÀI

Thật là một triển lãm tuyệt vời, hình ảnh về nó vẫn lưu lại mãi trong tôi sau khi lang thang thật lâu trong những con phố nhỏ lấm lem bùn đất vì mưa phùn kéo dài.

Tôi xin lỗi các nghệ sĩ vì chơi đùa quá xa so với những ý tưởng của họ.

Tôi cũng xin lỗi những người phụ nữ nếu bài viết này có vẻ giống một hành động tiếm quyền, vậy các bạn đừng ngại phản hồi lại tôi… Phía bên dưới bài đây là phần dành cho mọi bình luận, cởi mở và tự do.

Toàn bộ hình ảnh trong bài là của tôi, một tay máy nghiệp dư, ngoại trừ bức ảnh ghép bốn hình ảnh về chiếc bình của Maritta, tuyệt đẹp, là của Hoàng Đức Thịnh.

Lược dịch: Đào Mai Trang

Kiếm văn Tìm là một người hay quan sát cuộc sống nói chung và những sự kiện về văn hóa tại Hà Nội nói riêng và chia sẻ những chính kiến của mình trên Grapevine. KVT nhấn mạnh rẵng những quan sát và quan điểm cá nhân không phải là ý kiến quan trọng. Xem Hướng dẫn bình luận và hãy chia sẻ các suy nghĩ của bạn vào phần bình luận dưới đây.

Similar Articles

1 COMMENT

  1. A wonderful homage to your mother and feminism in the prologue, KVT!

    … re: “A Woman’s View” … one of the undeniable strengths of this exhibition (apart from the art itself) is the nuanced, intelligent, sophisticated presentation, which unites these works not just formally, but also artistically …

Leave a Reply