TP HCM – Triển lãm nhóm “Coming of Age”

TP HCM – Triển lãm nhóm “Coming of Age”

Đăng vào
0
Ngo Van Sac (2)
Tác phẩm của Ngô Văn Sắc

Khai mạc: 18:00 – 21:00, thứ năm 19/06/2014
Triển lãm: 19/06 – 18/07/2014
Craig Thomas Gallery

Thông tin từ nhà tổ chức:

Mời các bạn đến với triển lãm nhóm “Coming of Age” giới thiệu tranh, tác phẩm điêu khắc và sắp đặt của mười bốn hoạ sỹ Việt Nam.

“Coming of Age” là sự pha trộn giữa các tranh, tác phẩm điêu khắc và sắp đặt. Các hoạ sỹ tham gia triển lãm: Liêu Nguyễn, Lim Khim Ka Ty, Trần Quốc Tuấn và Bùi Tiến Tuấn, Phạm Huy Thông, Bùi Thanh Tâm, Nguyễn Thế Hùng, Ngô Văn Sắc, Trần Minh Tâm, Bùi Hải Sơn, Doãn Hoàng Lâm và hoạ sỹ digital và vẽ tranh minh hoạ Khoa Lê.

Các hoạ sỹ

Tranh Lim Khim Ka Ty (1978) nêu bật giai cấp lao động Việt Nam và xem xét vai trò của phụ nữ trong xã hội Việt. Các tranh chân dung của cô tràn đầy tình yêu và sự cảm thông với những mảnh đời vốn chiếm phần đa dân số Việt và sự đấu tranh của họ.

Bùi Thanh Tâm (1979) quan ngại trước tình hình xã hội Việt Nam đương đại. Đầy ắp sự nhiễu nhại và hài hước, các tranh phong cách pop của anh là những biếm họa về tầng lớp nhà giàu mới nổi của Hà Nội, tham tiền và sự hiện đại hóa vô thức.

Liêu Nguyễn (1976) theo phong cách ấn tượng với những cây cối nở hoa màu sắc rực rỡ. Các bức tranh trữ tình được sáng tác bằng kỹ thuật “nhỏ giọt” độc đáo, kết quả là những bản giao hưởng đầy màu sắc chuyển động trên canvas.

Lieu Nguyen
Tác phẩm của Liêu Nguyễn

Lương Lưu Biên (1975) sử dụng kỹ thuật làm tranh sơn mài đã học để tạo hiệu ứng như điêu khắc trên canvas. Các nhân vật trong tranh Biên – thường đơn độc hoặc là nhóm hai hoặc ba người – đứng tách khỏi bề mặt canvas, sống động nhưng độc lập với những thứ xung quanh. Hiệu quả kéo người xem gần hơn với chủ thể, với tiếng nói của chính mình trầm tĩnh nhưng rõ ràng.

Phạm Huy Thông (1980) đề cập đến các vấn đề chính trị – xã hội của Việt Nam đương đại và thế giới. Tranh anh có phong cách siêu thực, với những bình luận của tác giả về các vấn đề lòng tham, xung đột, công lý và bình đẳng xã hội, đầy tính ẩn dụ và dòng tư tưởng ngầm.

Tranh của Trần Minh Tâm (1974) là sự tôn kính đối với truyền thống lịch sử và văn hóa phong phú của Việt Nam. Với chất liệu sơn dầu và sơn mài trên đồ nội thất gỗ cũ, tranh anh miêu tả các nhân vật lịch sử của triều đại nhà Nguyễn, từ hoàng đế, quan lại đến dân thường, trong bối cảnh cung điện cổ xưa.

Nguyễn Thế Hùng (1981) sáng tác trên chất liệu giấy dó và canvas. Gợi cảm, đẹp lạ, những bức tranh kỳ lạ của anh kết hợp chất liệu truyền thống và hiện đại, lấy cảm hứng từ cuộc sống hiện đại.

Bùi Tiến Tuấn (1971) làm việc trên chất liệu màu nước trên lụa và giấy dó. Tranh anh tiết lộ niềm đam mê với vẻ đẹp phụ nữ và cuộc sống đô thị, được lấy cảm hứng từ các tranh thế giới nổi ukiyo- e, giới thiệu một bảng màu mới rực rỡ với ngôn ngữ hiện đại trên chất liệu truyền thống.

Trần Quốc Tuấn (1981) thích vẽ các tranh có nhiều tấm ghép về cuộc sống hàng ngày ở Sài Gòn quê hương anh. Với sự tương phản nhẹ nhàng giữa sáng và tối, những cảnh đường phố kể những câu chuyện về cuộc sống thường thấy trong các con hẻm nhỏ và “góc khuất” ở các đô thị miền Nam.

Ngô Văn Sắc (1980) chủ yếu thực hành nghệ thuật với kỹ thuật đốt và khắc gỗ. Hoạ sĩ tạo ra các tác phẩm đa tầng, kết hợp các hình ảnh Việt Nam đương đại với nhiều khuôn mặt khác nhau, mà rất thường là chân dung tự hoạ của anh.

Bùi Hải Sơn (1957) là một nhà điêu khắc đã có tên tuổi. Tác phẩm của anh từ kích thước nhỏ đến các tượng đài, phong phú về chất liệu. Lấy cảm hứng chủ yếu từ thiên nhiên và mối quan hệ của con người với tự nhiên, tác phẩm của anh phát triển một cách hữu cơ và gây được tiếng vang trong không gian với năng lượng phô trương.

Khoa Lê (1982) là một hoạ sỹ digital, hoạ sỹ, vẽ minh hoạ và nhà văn. Tranh Lê nhìn rất vui tươi, nhưng nhìn gần hơn sẽ thấy những lo âu về các vấn đề cá nhân và con người, như cô gái đến tuổi, mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, sự sống và cái chết, v.v

Doãn Hoàng Lâm (1970) là hoạ sỹ Hà Nội với các tác phẩm tập trung vào những phản ứng cảm xúc mãnh mẽ trước cuộc sống và mọi thứ xung quanh. Thông qua tranh, hoạ sỹ phấn đấu truyền đạt những gì ẩn dưới bề mặt tranh, nằm sâu trong tâm hồn và trái tim của chúng ta.

Craig Thomas Gallery
27i Trần Nhật Duật, Phường Tân Định, Quận 1, TP HCM
Mở cửa: Thứ Ba – Thứ Bảy: 11h00 – 18h00, Chủ Nhật: 13h00 – 17h00, hoặc theo đặt hẹn

Similar Articles

NO COMMENTS

Leave a Reply