Sân khấu kịch “Dịch và diễn” – Chuỗi workshop cảm thụ sân...

Sân khấu kịch “Dịch và diễn” – Chuỗi workshop cảm thụ sân khấu

Đăng vào
0

20, 27/11, 11/12/2019
08/01, 12/02 và 11/03/2020

Thông tin từ nhà tổ chức:

Chuỗi workshop « Cảm thụ sân khấu» là một phần của dự án « Sân khấu kịch : Dịch và diễn ». Chuỗi workshop hướng tới những người quan tâm và yêu thích kịch nghệ, mong muốn tìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực này, và trở thành những khán giả tích cực. Chuỗi workshop cũng là sự gợi mở cho các hoạt động phê bình sân khấu sau này.

Mục đích:
Chuỗi workshop mong muốn giúp bạn hình thành mỹ quan sân khấu, tạo nền tảng cho khả năng nhìn nhận, đánh giá, phân tích và diễn giải cá nhân khi xem một vở kịch. Từ đó, bạn sẽ trở thành một khán giả ” tích cực”, theo đúng nghĩa của nó và việc thưởng thức tác phẩm sân khấu sẽ trở nên hào hứng và có chiều sâu.

Nội dung chung:
Mỗi workshop sẽ cung cấp cho bạn lý thuyết về các trường phái chính và các đạo diễn sân khấu tiêu biểu của những trường phái này, từ đó cả nhóm sẽ tìm hiểu về cách thức sáng tạo của mỗi đạo diễn với tác phẩm sân khấu và trải nghiệm những công cụ họ sử dụng trong quá trình sáng tạo.

Chuỗi workshop dành cho các nghệ sĩ mong muốn mở rộng cách thực hành của mình, các nhà báo chuyên ngành nghệ thuật, sân khấu, giáo viên, giảng viên nghệ thuật và những người quan tâm tới kịch nghệ.

Chương trình mỗi workshop:
– Buổi 1 (20.11) : Giới thiệu chung về lịch sử dàn dựng sân khấu
– Buổi 2 (27.11) : Những trường phái dàn dựng nền tảng tại Châu Âu và Nga
– Buổi 3 (11.12): Những trường phái dàn dựng có sự tác động bởi khán giả và kịch dấn
thân
– Buổi 4 (08.01) : Phân tích kịch từ tài liệu nghe nhìn
– Buổi 5 (12.02) : Phân tích kịch từ tài liệu nghe nhìn
– Buổi 6 (11.03) : Phân tích từ các đoạn tập vở kịch Những mảnh

Đôi điều về giảng viên:
Marianne Seguin, diễn viên, nhà sư phạm sân khấu.

Sau khi tốt nghiệp khoa diễn viên kịch chuyên nghiệp năm 2006, Marianne Seguin tiếp tục học về phương pháp giảng dạy nghệ thuật kịch và thực hành kịch với vai trò là diễn viên và giáo viên cho tới hiện tại. Đối với cô, thực hành kịch « đã đưa [cô] tới với việc giảng dạy, một cách tự nhiên nhất ». Bởi, kịch chưa bao giờ chỉ hướng tới trình diễn, kịch tự thân là loại hình nghệ thuật gần với bản nguyên của con người nhất, và giúp con người hướng về mình. Đồng thời, cô cũng là đạo diễn những vở kịch dành cho khán giả trẻ, từ thiếu nhi cho tới thanh thiếu niên tham dự các liên hoan sân khấu tại Pháp và Việt Nam.

Sau khi dừng chân tại Đông Nam Á, cô đã cùng Quentin Delorme, người bạn và đồng nghiệp của mình thành lập không gian ATH tại Hà Nội.

Phí tham dự:
350 000 VND / workshop
Ưu đãi đăng ký cả 6 workshop : 300 000 VND/workshop
Link đăng ký

Về dự án :
Dự án « Sân khấu kịch : Dịch và diễn » được Xưởng kịch và nghệ thuật ATH sáng lập và điều hành với sự tham gia của nghệ sĩ dàn dựng sân khấu Hà Nguyên Long, Hanoi Grapevine và Out and Out Art media với mong muốn lan toả giá trị của nghệ thuật kịch thông qua việc phát triển một cộng đồng khán giả chất lượng cao của sân khấu kịch.

Dự án tạo cơ hội cho cộng đồng khán giả tham gia được tiếp cận một cách liên tục và có hệ thống nghệ thuật kịch trên mọi khía cạnh cả lý thuyết lẫn thực hành: từ đọc bản dịch các tác phẩm, tìm hiểu lịch sử dàn dựng sân khấu, thực hành diễn xuất và dựng cảnh, khám phá các phương pháp dàn dựng giản lược (đọc kịch bản, diễn nhập vai, diễn trong không gian…), tham gia toạ đàm chuyên ngành về sân khấu kịch, quan sát quá trình sáng tạo một tác phẩm kịch đương đại hoàn chỉnh. Từ đó, cộng đồng khán giả tham gia có thể có cái nhìn sâu sắc, những đánh giá mang tính phản biện về một tác phẩm sân khấu. Đây cũng là tiền đề cho những phê bình sân khấu một cách bài bản.

Liên hệ : Hoạ My [email protected]

Similar Articles

NO COMMENTS

Leave a Reply