Triển lãm: Trong tận cùng tạo tác.

Triển lãm: Trong tận cùng tạo tác.

07/02/2020 – 31/01/2021
14:00 – 19:00, Thứ ba – Thứ sáu
12:00 – 18:00, Thứ bảy và Chủ Nhật
Bảo tàng nghệ thuật đương đại Leipzig
Karl-Tauchnitz-Str 9-11, 04107 Leipzig, Zentrum, Đức

Thông tin từ ban tổ chức

Thông tin giám tuyển:
Nguyễn Hải Nam là trợ lý giám tuyển tại Bảo tàng nghệ thuật đương đại Leipzig (GfZK). Từ năm 2019 anh được trao học bổng nghiên cứu cho giám tuyển trẻ do Quỹ văn hoá Bang tự do Sachsen tài trợ. Trong thời gian này anh đã cùng các giám tuyển tại bảo tàng thực hiện ba triển lãm và dự án khác khác nhau như “Fair game Leipzig” ; “ARS VIVA 2020”. Triển lãm “Trong tận cùng tạo tác”, Hải Nam trực tiếp tham gia giám tuyển và sẽ được trung bày trong vòng một năm tại GfZK.

Việc tạo tác liệu có kết thúc? Hay nó trở nên vô hình vì được thực hiện ở một nơi khác, vì nó trở thành tự động hoặc phi vật chất? Những quá trình tư duy nào được kích hoạt khi chúng ta xử lý chất liệu và các bối cảnh xã hội khác nhau? Việc tạo tác nghệ thuật bao gồm những gì? Liệu nó có phải là vô số quá trình trao đổi, một hình thức tạo tác hằng định, một sản phẩm có thể tiếp thị hay cùng lúc là tất cả những điều này? Đây là những câu hỏi được đặt ra trong triển lãm bộ sưu tập năm nay.

Trưng bày gồm tác phẩm trong ba thập kỷ – những tác phẩm mới được thâu mua, cho mượn và tác phẩm thuộc bộ sưu tập. Trưng bày trung tâm là sắp đặt mở rộng BEYOND II của Till Exit, từ năm 1995, lần đầu tiên được triển lãm tại GfZK (Museum of Contemporary Art Leipzig). Tác phẩm này đứng cạnh Der Schrank, bộ sưu tập của Ramon Haze, một hình tượng do Holmer Feldmann và Andreas Grahl sáng tạo vào năm 1996. Cả hai tác phẩm lấy cảm hứng từ những biến đổi sau năm 1989 Đức, về cơ bản đã thay đổi không chỉ các phương thức sản xuất, mà còn cả các điều kiện xã hội của cuộc sống và công việc. Những điều kiện này được chất vấn dưới góc nhìn hiện đại trong Das Radikale Empatiachat, một tác phẩm video năm 2018 trong đó Anna Witt mời các thanh niên lên công thức cho những kỳ vọng của họ về ngày hôm nay.

Naherholung – một phiên bản của nhóm thiết kế fabrics interseason từ bộ sưu tập thời trang #CLUB MED/CHLOR (2003)* – quan tâm đến việc tiếp thị thời gian thư nhàn. Bộ phim am/pm*** của Sarah Morris năm 1999, sử dụng ví dụ về Las Vegas, cho thấy cách những ảo ảnh của sự tái sáng tạo bên ngoài thế giới của sự tạo tác được kéo dài ra sao. Tác phẩm Bänderobjekten (1994)*** của Maren Roloff, kết cấu từ các ống cao su, và loạt tác phẩm in lưới cotton rubber 2017)*** của Céline Condorelli đề cập tới vấn đề xử lý chất liệu. Trong slide trình chiếu phim dương bản về The Archive of the Lives of the Little Sisters of Jesus with Circuses and Fun Fair (2012)*, Andrea Büttner xử lý dữ liệu về hoạt động của các nữ tu của Chúa Jesus, những người cùng cộng tác làm việc với thường dân tại các khu hội chợ. Mối liên kết giữa công việc cộng đồng và giá trị xã hội gia tăng được biểu lộ trong tác phẩm Running Tables (1997)** của Dan Peterman, và trong sắp đặt ảnh và video The Building – The Bike Shop–Andy’s Furniture (2001)** của Gitte Villesen, cho thấy cuộc sống thường nhật trong dự án cộng đồng của Peterman tại Chicago. Các bức vẽ comic của Anna Haifisch xuất hiện khắp nơi trong triển lãm. Một hình tượng do Haifisch sáng tạo, The Artist (từ năm 2016)*, bình luận về tác phẩm của những người khác và nỗ lực để tự định vị chính nó trong hệ thống nghệ thuật, đồng thời đặt nó vào vòng chất vấn. Am Ende diese Arbeit (tạm dịch: Tận cùng của sự Tạo tác?)– tiêu đề của triển lãm cuối cùng cũng mô tả các quá trình tạo tác nghệ thuật và giám tuyển phân nhánh, đôi khi dẫn đến những không gian hoàn toàn khác biệt cho tư duy và hành động so với những gì chúng đặt ra ban đầu để khám phá. Một số quy trình được tiết lộ và bình phẩm lẫn nhau – đôi khi với những kết quả hài hước.

Bài viết cho Hanoi Grapevine được dịch bới Út Quyên.

NO COMMENTS

Leave a Reply