Triển lãm: “Covers”

Triển lãm: “Covers”

13/03 – 28/06/2020 (sẽ được kéo dài)
Galerie für Zeitgenössische Kunst
Karl-Tauchnitz-Straße 9-11, 04107 Leipzig, Đức

Thông tin từ ban tổ chức

Giám tuyển: Nguyễn Hải Nam
Nghệ sĩ: Tristan Schulze

Các phương tiện truyền thông kỹ thuật số tăng cường sự tồn tại ảo trong nhận thức.
Vô vàn ứng dụng, như Facefilter, cho phép chúng ta tạo nên và phân bố nhiều hình dạng của chính bản thân. Sự tồn tại giữa con người thực cũng như avatar không chỉ làm thay đổi trí tưởng tượng mà còn cả danh tính và các hình thức ứng xử trong không gian cá nhân và không gian xã hội.

Nghệ sĩ Tristan Schulze trưng bày hai tác phẩm mới nhất của anh ở bảo tàng nghệ thuật đương đại Leipzig. “Automaton” lấy cảm hứng từ Kho lưu trữ mẫu vải và hoạ tiết của nhà máy dệt truyền thống gần 200 tuổi Tannenhaueer ở Braunsdorf (Đức). Với sự trợ giúp của các máy chụp mini, các họa tiết này được số hoá. Một phần mềm có trí thông minh nhân tạo tiếp nhân hoạ tiết trên, phân tích rồi sáng tạo thêm vô vàn các họa tiết mới không lặp lại từ mẫu gốc. Nhưng họa tiết mới này chỉ tồn tại trong giây lát, trước khi chúng bị tô đè lên bởi các sáng tạo mới. Tác phẩm chỉ ra tiềm năng của của trí thông minh nhân tạo và giúp người xem khám phá Sự sáng tạo trong xử lý dữ liệu kĩ thuật số trong môi trường triển lãm nghệ thuật.

Khả năng để mua các đồ vật ảo (quần áo, trang sức,…) cho Avatar trong các trò chơi điện tử đã và đang tồn tại từ nhiều năm nay. Cùng lúc đó, ý tưởng này được áp dụng vào ngành công nghiệp thời trang. Bộ sưu tập thời trang ảo đầu tiên xuất hiện trên thị trường từ năm 2019. Tiếp nối từ “Automaton”, tác phẩm thứ hai trong triển lãm,“SKIN” đặt thẩm vấn ngành công nghiệp thời trang và mối quan hệ của nó với mạng xã hội. Liệu thời trang có thực sự bền vững? Và các kênh truyền thông đại chúng ảo có làm thay đổi nhận thức, về sự thể hiện bản thân cũng như hành vi tiêu thụ?

Thêm vào đó, công nghệ kĩ thuật số ảo đưa ra những khả năng nào cho nghệ thuật thị giác và việc triển lãm? Và có nguy cơ nào ẩn giấu sau nó? Hai tác phẩm mời người xem cùng tương tác. Tuy nhiên chúng không để cho ta có sự quyết định tuyệt đối, trí thông minh ảo trong hai tác phẩm của Tristan Schulze tự đưa ra hệ quả cuối cùng.

Tristan Schulze là nghệ sĩ và giảng viên người Đức ở Leipzig. Các tác phẩm của anh phản ánh sự phát triển đương đại của thế giới ảo và những thách thức với trí thông minh nhân tạo, Mixed Reality, hoặc công nghệ trong Internet of Things.

Nguyễn Hải Nam là giám tuyển nhận học bổng của Quỹ văn hoá Bang tự do Sachsen tại Bảo tàng nghệ thuật đương đại Leipzig (GfZK). Triển lãm COVERS là dự án tốt nghiệp của anh, được tài trợ bởi KdFS và giải thưởng Dr. Klaus Schaffner.

Bài viết được dịch bởi Út Quyên

NO COMMENTS

Leave a Reply