Home HanoiGrapevine Kể chuyện Văn hoá là một dòng chảy, di sản là một dòng chảy,...

Văn hoá là một dòng chảy, di sản là một dòng chảy, con người là một dòng chảy

Đăng vào
0

Bài bởi Trâm Nguyễn cho Hanoi Grapevine
Bài có sử dụng tư liệu hình ảnh do Hội đồng Anh cung cấp
Ghi rõ nguồn Hanoi Grapevine khi chia sẻ bài
Không sao chép từng phần hoặc nguyên văn khi chưa có sự cho phép

Ngày 1 tháng 12 năm 2023 vừa qua, tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Di sản sống và Phát triển bền vững: Từ cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm” do Hội đồng Anh phối hợp với Cục Di sản Văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng tổ chức.

Với mục tiêu khám phá sự giao thoa giữa di sản phi vật thể và phát triển bền vững tại Việt Nam, tập trung vào vai trò và sự tham gia của cộng đồng, hội thảo là một diễn đàn thảo luận giữa những người làm chính sách, chuyên gia và những người thực hành di sản văn hóa. Thông qua các tham luận trình bày với các ví dụ điển hình và trao đổi đa chiều, hội thảo cùng nhìn nhận những chiến lược phù hợp, thách thức và cơ hội trong việc tận dụng di sản phi vật thể để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững; đồng thời vinh danh sự đóng góp của cộng đồng, khẳng định tầm quan trọng và vai trò trung tâm của họ trong quá trình chuyển biến này.

Ông Iain Frew, Đại sứ Anh phát biểu khai mạc.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Ngài Đại sứ Anh Iain Frew vui mừng cho biết ông rất vinh dự được tham gia chương trình như một hoạt động kỷ niệm hợp tác giữa Vương quốc Anh và Việt Nam trong lĩnh vực di sản, kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao giữa Vương quốc Anh và Việt Nam cũng như kỷ niệm 30 năm Hội đồng Anh có mặt tại Việt Nam.

Vương quốc Anh vốn nổi tiếng với những di sản đặc biệt, thu hút hàng triệu người trên khắp thế giới. Theo báo cáo do Hội đồng Anh công bố năm 2018, các tổ chức và dự án di sản ở Vương quốc Anh ngày càng phát triển mạnh mẽ, khẳng định rằng di sản văn hóa có thể đóng góp cho tăng trưởng toàn diện.

Việt Nam tự hào có một kho tàng di sản phi vật thể phong phú, bao gồm các nghề thủ công truyền thống, nghi lễ, nghệ thuật biểu diễn và kiến ​​thức bản địa, thấm nhuần vào văn hóa dân tộc. Với ngày càng nhiều giá trị văn hóa được công nhận trong nước và quốc tế, lĩnh vực di sản văn hóa đang tìm cách tận dụng tối đa những giá trị này, đồng thời đảm bảo rằng những người thực hành và cộng đồng di sản là trung tâm cho sự phát triển bền vững của họ.

Hội thảo có sự tham gia chào mừng và giới thiệu của Ông Iain Frew, Đại sứ Anh tại Việt Nam; PGS.TS. Lê Thị Thu Hiền, Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch; và Bà Donna McGowan, Giám đốc Hội đồng Anh Việt Nam.

Ông Iain Frew cũng cho biết, trong quá trình phát triển này, việc thực hiện cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm sẽ mang lại lợi ích chung, làm sâu sắc thêm sự kết nối và hiểu biết của chúng ta trong lĩnh vực di sản, đảm bảo sự hòa nhập của tất cả các thành viên trong xã hội, đồng thời đánh giá cao sự đa dạng tài sản di sản văn hóa của chúng ta. Ông tin rằng sự kiện này sẽ mở ra sự hợp tác lâu dài và mang lại nhiều cơ hội hơn nữa trong tương lai.

PGS.TS. Lê Thị Thu Hiền, Cục trưởng Cục Di sản văn hóa phát biểu khai mạc

Tiếp nối, PGS, TS Lê Thị Thu Hiền, Cục trưởng Cục Di sản Văn hoá khẳng định, di sản văn hóa phi vật thể, hay “di sản sống” tạo cơ hội cho cộng đồng và cá nhân ý thức về bản sắc và sự kế tục. Theo đó, di sản có thể thúc đẩy sự gắn kết xã hội, tôn trọng sự đa dạng văn hóa và tính sáng tạo của con người, giúp các cộng đồng, cá nhân kết nối với nhau ở cấp độ địa phương và với thế giới. Sau 18 năm tham gia Công ước 2003 của UNESCO, Việt Nam luôn nỗ lực thể hiện là thành viên tích cực và có trách nhiệm trong việc thực hiện và thúc đẩy sự phát triển của Công ước. Bảo vệ di sản sống, bảo vệ con người nắm giữ di sản, đó là điều quan trọng để xây dựng xã hội toàn diện, khả năng phục hồi và phát triển bền vững cho tương lai.

Bà Donna McGowan, Giám đốc Hội đồng Anh Việt Nam phát biểu khai mạc

Cùng với đó, Bà Donna McGowan, Giám đốc Hội đồng Anh tại Việt Nam đồng ý rằng, đặt con người và cộng đồng vào trung tâm cũng là sứ mệnh và hoạt động quan hệ văn hóa của Hội đồng Anh, nhằm phát triển các mối quan hệ lâu dài, được khởi xướng ở địa phương và kết nối trên toàn cầu, đồng thời tạo ra lợi ích kinh tế và xã hội cho mọi người, bất kể xuất thân của họ.

“Tại Hội đồng Anh, chúng tôi tin tưởng rằng văn hóa nghệ thuật tạo ra những thay đổi tích cực và sẽ phần nào đóng góp vào việc kiến tạo một tương lai toàn diện và bền vững. Một lĩnh vực quan trọng trong chương trình nghệ thuật của chúng tôi trên toàn cầu là nhằm giải quyết các thách thức toàn cầu thông qua nghệ thuật và văn hóa nhằm tạo ra sự thay đổi tích cực lâu dài. Nó hỗ trợ các nghệ sĩ, những người hoạt động văn hóa và các nhóm ít được đại diện, sử dụng giá trị của nghệ thuật và văn hóa để giải quyết các thách thức xã hội và môi trường.”

Ảnh mục tiêu của dự án, Bà Nikki Locke, Trưởng ban dự án Di sản văn hóa cho sự phát triển đồng đều của Hội đồng Anh toàn cầu báo cáo “Chiến lược của Hội đồng Anh về Di sản văn hóa cho sự phát triển đồng đều, với cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm, dựa trên góc nhìn toàn cầu và ví dụ từ Colombia, Kenya và Việt Nam”.

Đây là cốt lõi của chương trình “Di sản Văn hóa vì sự Phát triển đồng đều”, với phiên bản tại Việt Nam là “Di sản Kết nối”, một chương trình nghiên cứu hành động do Hội đồng Anh phát triển, ban đầu tập trung vào ba quốc gia là Colombia, Kenya và Việt Nam. Mục tiêu của chương trình là tập trung vào hướng thực hành, đẩy mạnh hơn nữa sự dẫn dắt, làm chủ của cộng đồng, tận dụng nhân lực của chính cộng đồng làm chủ di sản văn hoá, lấy cộng đồng làm trung tâm, để cộng đồng tự quyết.

Từ mục tiêu như vậy, hội thảo diễn ra gồm hai phiên từ 08:30 đến 16:30 ngày 1 tháng 12. Trong phiên buổi sáng là những tham luận trình bày “Tiêu điểm quốc tế: Di sản văn hóa sống và Phát triển bền vững”.

Bà Nikki Locke, Trưởng ban dự án Di sản văn hóa cho sự phát triển đồng đều của Hội đồng Anh toàn cầu báo cáo “Chiến lược của Hội đồng Anh về Di sản văn hóa cho sự phát triển đồng đều, với cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm, dựa trên góc nhìn toàn cầu và ví dụ từ Colombia, Kenya và Việt Nam”trình bày phiên buổi sáng

Phần thứ nhất giới thiệu “Chiến lược về di sản văn hóa với phát triển bền vững” do TS. Nguyễn Thị Thu Trang, Trưởng phòng Quản lý Di sản văn hóa phi vật thể, Cục Di sản văn hóa, Bộ VHTTDL trình bày. Tiếp đến, Bà Nikki Locke, Trưởng ban dự án Di sản văn hóa cho sự phát triển đồng đều của Hội đồng Anh toàn cầu báo cáo “Chiến lược của Hội đồng Anh về Di sản văn hóa cho sự phát triển đồng đều, với cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm, dựa trên góc nhìn toàn cầu và ví dụ từ Colombia, Kenya và Việt Nam”. Sau đó là những “Ví dụ điển hình về di sản văn hóa và phát triển bền vững” do Bà Joanne Orr, chuyên gia Di sản văn hóa Vương quốc Anh thực hiện. Và những “Ví dụ điển hình về di sản văn hóa và phát triển bền vững từ Đông Nam Á” của Ông Rohit Jigyasu, Quản lý dự án, ICCROM. Kết thúc phiên buổi sáng là báo cáo “Dự án Du lịch cộng đồng bền vững ở Tâm Mỹ Tây” do Bà Lê Thị Loan, Quản lý dự án, viện Goethe Hà Nội và các cộng sự thực hiện.

Ảnh Bà Lê Thị Loan, Quản lý dự án, viện Goethe Hà Nội trình bày báo cáo “Dự án Du lịch cộng đồng bền vững ở Tâm Mỹ Tây” phiên sáng

Sau các bài trình bày trong phiên tham luận là phần thảo luận về những cơ hội và thách thức trong di sản văn hóa gắn với phát triển bền vững, cùng phần đặt câu hỏi của khán giả tham dự và trao đổi của các chuyên gia trong lĩnh vực.

Phần trao đổi, thảo luận của hội thảo về những Cơ hội và thách thức trong di sản văn hóa gắn với phát triển bền vững được điều phối bởi TS. Nguyễn Thị Thu Trang và các diễn giả: Bà Nikki Locke (Hội đồng Anh), Bà Lê Thị Loan (viện Goethe Hà Nội), Bà Phạm Thanh Hường (UNESCO), và Ông Phạm Hải Thành (Phòng Văn hóa, Sở VHTT tỉnh Ninh Thuận).
Toàn cảnh Hội thảo

Kết thúc phiên buổi sáng là thời gian nghỉ trưa và kết hợp tham quan Không gian Giới thiệu dự án Di sản của người Chăm ở Ninh Thuận và người Ba Na, vinh danh sự đóng góp của cộng đồng, khẳng định tầm quan trọng và vai trò trung tâm của họ như những di sản sống và phát triển bền vững.

Tham quan Không gian Giới thiệu dự án Di sản của người Chăm ở Ninh Thuận và người Ba Na

Phần thứ hai, phiên buổi chiều hội thảo gồm các tham luận xoay quanh chủ đề “Di sản văn hóa sống và cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm”. Trong phần này, Bà Phạm Minh Hồng, Quản lý dự án, Hội đồng Anh Việt Nam giới thiệu “Tổng quan về chương trình Di sản Văn hóa cho sự phát triển đồng đều ở Việt Nam, mục tiêu và cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm và những tác động.” Tiếp nối là “Di sản văn hóa cho sự phát triển đồng đều: Kết quả và kinh nghiệm từ các dự án do cộng đồng thực hiện” bởi TS. Hoàng Văn Chung – Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; “Các chính sách và việc thực hiện chính sách lấy con người làm trung tâm” do TS. Phạm Cao Quý – Phó Trưởng phòng Quản lý Di sản văn hóa phi vật thể, Cục Di sản văn hóa, Bộ VHTTDL nghiên cứu trình bày; và “Ví dụ từ dự án Di sản Văn hóa cho sự Phát triển đồng đều” chia sẻ từ cộng đồng ông Đàng Năng Nhiêm (thôn Bàu Trúc, Ninh Thuận) và bà Trần Thị Bích Ngọc (thôn Mơ H’ra, Gia Lai).

Bà Phạm Minh Hồng, Quản lý dự án, Hội đồng Anh Việt Nam giới thiệu “Tổng quan về chương trình Di sản Văn hóa cho sự phát triển đồng đều ở Việt Nam, mục tiêu và cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm và những tác động” phiên buổi chiều
Phiên buổi chiều báo cáo “Di sản văn hóa cho sự phát triển đồng đều: Kết quả và kinh nghiệm từ các dự án do cộng đồng thực hiện” bởi TS. Hoàng Văn Chung – Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
“Ví dụ từ dự án Di sản Văn hóa cho sự Phát triển đồng đều” chia sẻ từ cộng đồng Ông Đàng Năng Nhiêm (thôn Bàu Trúc, Ninh Thuận) và bà Trần Thị Bích Ngọc (thôn Mơ H’ra, Gia Lai)
Phần thảo luận “Di sản văn hóa sống & Sự tham gia của cộng đồng – Cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm – Những kinh nghiệm, suy ngẫm và đề xuất”

Phần thảo luận “Di sản văn hóa sống & Sự tham gia của cộng đồng – Cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm – Những kinh nghiệm, suy ngẫm và đề xuất” được điều phối bởi TS. Hoàng Văn Chung và những diễn giả: TS. Phạm Cao Quý (Bộ VHTTDL), Bà Phạm Minh Hồng (Hội đồng Anh), Ông Cao Trung Vinh (VICAS), Ông Đinh Đình Chi (Phòng Văn hóa Huyện Kbang, Gia Lai.

Thưởng thức các tiết mục giới thiệu âm nhạc truyền thống của người Chăm như một cách tiếp cận lấy con người, lấy cộng đồng làm trung tâm
Kết thúc tọa đàm, quan khách tham dự hội thảo được thưởng thức các tiết mục giới thiệu âm nhạc truyền thống của người Chăm và người Ba Na, như một cách tiếp cận lấy con người, lấy cộng đồng làm trung tâm.
Toàn cảnh hội thảo

Sự kiện được đồng tổ chức bởi Hội đồng Anh và Cục Di sản Văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tập trung thảo luận về những đóng góp của cộng đồng vào việc bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể và phát triển bền vững ở Việt Nam. Hội thảo cũng nằm trong khuôn khổ Chương trình Di sản Văn hóa hướng đến sự Phát triển đồng đều, một Chương trình của Hội đồng Anh nghiên cứu những cách thức sử dụng văn hóa địa phương để cải thiện cuộc sống của mọi người trên khắp thế giới.

Hoạt động này cũng nằm trong khuôn khổ UK/Viet Nam Season 2023, đánh dấu 50 năm quan hệ ngoại giao Vương quốc Anh – Việt Nam và 30 năm Hội đồng Anh có mặt tại Việt Nam.

NO COMMENTS

Leave a Reply