Triển lãm “Phong Cảnh Lạ Thường”

Triển lãm “Phong Cảnh Lạ Thường”

Đăng vào
0

09:00 – 18:00, thứ Hai – thứ Bảy 03 – 31/03/2024
Wiking Salon
Tầng trệt – Tòa nhà Centec
72 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3, TP HCM
Link đăng ký

Thông tin từ ban tổ chức:

Ghế đỏ mải mê rong ruổi trong khu rừng, thả mình trôi theo các chiều không gian khác nhau.

Sự xuất hiện của ghế đỏ là hiện thân của những tàn tích, hiện tại và có thể cả tương lai của xã hội. Ghế đỏ cũng là hiện thân của chính tác giả và những góc nhìn đã được tích lũy. Góc nhìn đậm tính cá nhân của tác giả đưa ta đến nhiều khung cảnh khác nhau với những mường tượng trong bối cảnh nền là thiên nhiên, dần dà đi tới các miền đất mới trên trái đất và bên ngoài nó.

Trải nghiệm của ghế đỏ là một trải nghiệm vừa cá nhân lại vừa mang tính tập thể, một góc nhìn vừa bản địa, lại vừa toàn cầu. Những dấu mốc lịch sử như việc phóng chiếc tên lửa vào vũ trụ, hay việc xây dựng nên Dinh Tỉnh Trưởng và tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm-Đà Lạt, rồi tới những hoài nghi về việc cách thế giới vận hành: sự xuất hiện của người ngoài hành tinh hay du hành ngược thời gian, những sinh hoạt thường ngày như đi tới rạp chiếu bóng hay ngồi nghỉ bên hồ… Ghế đỏ đi qua những nấc thang dài như vô tận, đối diện mình trong gương, tự suy xét, soi chiếu những gì mình đã trải nghiệm.

Không thể không nhắc đến màu đỏ như một lực hấp dẫn, lôi kéo người xem về một (vài) điểm nhìn trong không gian mênh mang. Ghế đỏ, một nét văn hóa đường phố của những đất nước Đông Nam Á: từ những quán cà phê cóc, quán ăn bình dân, là hiện thân của một tầng lớp người dân lao động. Ghế đỏ, cũng là ghế nhựa – một vật thể nhân tạo, ở trong một môi trường tự nhiên đặt lên câu hỏi về sự khai phá quá mức của con người lên hệ sinh thái. Liệu xã hội có đang bị tha hóa bởi công nghiệp và tiêu dùng?

Các chiều không gian, từ thành thị – hoang sơ, hoài cổ – hiện đại – tương lai, thực – ảo là các khả thể tạo ra bởi các cú nhảy qua những cánh cổng thời gian. Chiếc ghế đỏ là vật thể trung gian kết nối giữa những hồi ức của nơi lớn lên và niềm hứng khởi của sự đổi mới. Đây là sự giao thoa tinh tế giữa hình ảnh quen thuộc của quê hương và khát vọng cho những khám phá huyễn hoặc và mới lạ.

Lưu ý: Triển lãm mở cửa miễn phí với link đăng ký trước theo khung giờ nhằm mục đích đảm bảo trải nghiệm thưởng lãm cho người xem

Về nghệ sỹ:
Hoàng Anh (sn. 1981) là họa sỹ sinh sống và làm việc tại Đà Lạt. Anh tốt nghiệp trường Đại học Nghệ thuật Huế năm 2005. Hoàng Anh quan tâm về sự liên kết giữa các mối quan hệ của con người, và mường tượng về thế giới xung quanh giữa ranh giới hiện thực và phi thường. Một số triển lãm tiêu biểu của anh bao gồm: Sự Kết Nối (New space arts foundation, Huế, 2014), Moiland Chapter 1-2-3 (Đà Lạt, 2019-2021), Nổ Cái Bùm (Đà Lạt, 2022).

Về ban tổ chức:
Đơn vị tổ chức Wiking Salon là một không gian trải nghiệm nghệ thuật, nơi kết nối những người bạn, đối tác có cùng sứ mạng và đam mê phát triển hệ sinh thái nghệ thuật đương đại Việt Nam.

Đơn vị giám tuyển
Lân Tinh Foundation là một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập năm 2021 bởi giám tuyển Ace Lê, với sứ mệnh hỗ trợ các hoạt động trưng bày, nghiên cứu và lưu trữ nghệ thuật hiện đại và đương đại của Việt Nam. Các dự án chính bao gồm tư vấn nghiên cứu cho các bộ sưu tập tư nhân và công lập, hỗ trợ giám tuyển và giáo dục cho các triển lãm, và chương trình Lân Tinh Fellowships dành cho các nghệ sỹ và nghiên cứu sinh nghệ thuật.

Đơn vị đồng hành
QFrame là một thương hiệu làm khung tranh nghệ thuật đầu tiên được thành lập tại Hà Nội vào năm 1995. Sứ mệnh của chúng tôi là mang lại trải nghiệm văn hóa-nghệ thuật cho khách hàng qua việc làm đẹp và bảo tồn các tác phẩm nghệ thuật.
Cara Lighting – Đơn vị cung cấp giải pháp chiếu sáng nghệ thuật

Cập nhật thêm thông tin tại trang sự kiện.

NO COMMENTS

Leave a Reply