NHỮNG NGÀY CHÂU ÂU

NHỮNG NGÀY CHÂU ÂU

eu-day

Một loạt các sự kiện văn hóa nghệ thuật nhằm kỷ niệm “Ngày châu Âu” – 09/05.

Chương trình “Những ngày châu Âu” lần thứ 6 tại Việt Nam năm nay sẽ được đánh dấu bằng một loạt các hoạt động văn hóa nghệ thuật hấp dẫn diễn ra tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Huế. Chương trình do Phái đoàn Ủy ban Châu Âu EC, Đại sứ quán các nước thành viên EU và các Trung tâm văn hóa châu Âu tổ chức.

”NHỮNG NGÀY CHÂU ÂU” TÁI NGỘ HỨA HẸN NHỮNG TRẢI NGHIỆM LÝ THÚ TRONG LỊCH TRÌNH THƯỞNG THỨC NGHỆ THUẬT CỦA KHÁN GIẢ VIỆT NAM

Đến hẹn lại lên ”Những ngày châu Âu” sẽ trở lại với nhiều sự kiện tiêu biểu cho sự phong phú và đa dạng về văn hóa của 27 Quốc gia Thành viên Liên minh châu Âu.
Từ khi ra mắt vào năm 2004 “Những ngày châu Âu” đã trở thành một chương trình đa văn hóa rất thành công ở Việt Nam. “Những ngày châu Âu” giới thiệu các sự kiện đa dạng, phản ánh sự phong phú của các nền văn hóa khác nhau trong Liên minh châu Âu, một trong những đặc điểm nổi bật của mình.

Các sự kiện trong chương trình này kỷ niệm “Ngày châu Âu”- 09/05 – khi châu Âu đánh dấu ngày thành lập và các giá trị chung giúp đưa các quốc gia lại gần nhau: tự do, dân chủ, pháp quyền, tôn trọng nhân quyền và bình đẳng. “Ngày châu Âu” là một dịp để giới thiệu các hoạt động nhằm đưa châu Âu  tới gần hơn các công dân của mình và tăng cường các mối liên kết mà châu Âu đã thiết lập với các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Với đặc điểm này, “Những ngày châu Âu” nỗ lực tăng cường giao lưu cộng đồng giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam trong lĩnh vực văn hóa cũng như các lĩnh vực khác.

Phiên bản lần thứ 6 của “Những ngày châu Âu” năm 2009 tại Việt Nam sẽ chào đón những sự kiện làm say mê lòng người tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Huế do Phái đoàn Ủy ban châu Âu, Đại sứ quán các Quốc gia Thành viên và các Trung tâm văn hóa châu Âu tổ chức.

Khai màn với một triển lãm nghệ thuật tựa đề Alberto Corazon – gồm có hội họa, điêu khắc và các tác phẩm khái niệm do Đại sứ quán Tây Ban Nha tổ chức. “Những ngày châu Âu” sẽ còn tiếp tục trong suốt tháng nhằm mang tới cho khán giả Việt Nam các sự kiện giải trí và trí tuệ đa dạng phản ánh nhiều khía cạnh của một châu Âu “Thống nhất trong đa dạng”.

Một hội thảo và triển lãm về truyện tranh do Phái đoàn Wallonia-Brussels tổ chức nhằm vinh danh sự nghiệp của Peyo, một nghệ sĩ mà các tác phẩm hoạt hình chuyển thể của ông đã trở nên nổi tiếng trên thế giới . Phần âm nhạc của “Những ngày châu Âu” năm nay sẽ được làm phong phú hơn bằng nhiều sự kiện bao gồm Hòa nhạc Phim câm giới thiệu bộ phim  Chiến hạm Potemkin năm 1925 của đạo diễn Sergei Eisenstein cùng với phần đệm nhạc của hai nghệ sĩ piano Pierrer Oser & Frank Strobel; một buổi hòa nhạc cổ điển của Pháp Stradivaria do Đại sứ quán Pháp giới thiệu, một buổi hòa nhạc Sibelius của Đại sứ quán Phần Lan và Một đêm nhạc vũ Tây Ban Nha mang tên Suite Espanola.

“Những ngày châu Âu 2009” cũng sẽ mê hoặc người yêu điện ảnh bằng nhiều bộ phim được chọn lựa trong Liên hoan phim châu Âu thường niên trình chiếu tới 14 bộ phim của các nước châu Âu, một Tuần phim Phần Lan do Đại sứ quán Phần Lan tổ chức và một  Tuần phim Anh hồi tưởng John Schlesinger, một trong những đạo diễn có nhiều tác phẩm và được quan tâm nhất của Anh.

Một hội thảo về quan hệ Thương mại EU-Việt Nam, các cuộc nói chuyện của các đại sứ EU tại các trường đại học tại Huế và Đà Nẵng với tiêu đề Hướng tới giới trẻ và một cuộc thi viết về Biến đổi khí hậu đóng lại chuỗi các sự kiện nhằm tăng cường ngoại giao cộng đồng và nhận thức về các vấn đề quan tâm chung của Việt Nam và EU.

Lại một lần nữa, không cần phải nhắc lại, các sự kiện thường niên sẽ bao gồm Giải bóng đá thiếu nhi Âu-Việt tại trường Đại học Bách khoa, Cuộc thi vẽ tranh về bình đẳng giới với nhiều giải thưởng và Liên hoan Ẩm thực châu Âu do Phòng thương mại châu Âu tổ chức tại Thư viện Quốc gia. Viện Goethe cũng sẽ ra mắt một triển lãm tranh với tựa đề Trong mắt người khác của họa sĩ Dương Thùy Dương.

“Việc kỷ niệm Những ngày châu Âu luôn có một ý nghĩa đặc biệt đối với chúng tôi. Chúng tôi tự hào về những gì chúng tôi đã đạt được trong những năm vừa qua. Bằng cách kết hợp nguồn lực và phát triển dựa trên các liên kết chặt chẽ hơn tại châu Âu mà chúng tôi đã thống nhất được lục địa của chúng tôi trong hòa bình, mang lại tự do, an ninh và thịnh vượng cho công dân. Nó cũng làm cho châu Âu mạnh mẽ hơn trên trường quốc tế, các thành quả của chúng tôi đã có một tác động trên thế giới. Với tổng dân số gần 500 triệu người và thu nhập gần bằng ¼ thu nhập của toàn thế giới, EU chiếm tới hơn 1/5 thương mại toàn cầu. Chúng tôi cung cấp hơn một nửa tổng viện trợ phát triển và nhân đạo của thế giới và đồng Euro đã trở thành đông tiền quan trọng thứ hai của thể giới trong dự trữ và thương mại tạo nên ảnh hưởng lớn của EU trên toàn cầu ” ông Michal Kral, Đại sứ Cộng hòa Czech, đại diện Chủ tịch luân phiên EU tại Việt Nam nói.

Ngài Sean Doyle, Đại sứ, Trường Phái đoàn Ủy ban châu Âu bổ sung: “Chúng tôi vui mừng vì thẩy rằng sau 5 lần tổ chức, Những ngày châu Âu đã tự lập cho mình một chỗ đứng vững chắc trong lịch trình xã hội và văn hóa của Việt Nam. Con số khán giả mỗi năm một tăng đã nói lên sức thu hút của chương trình đối với nhiều người Việt Nam. Chúng tôi hy vọng chương trình năm nay sẽ tiếp tục truyền thống này nó sẽ được phát huy trong nhiều năm tới”

Thông tin nền về “Ngày châu Âu”

Ngày 9.5.1950, Bộ trưởng ngoại giao Pháp Robert Schuman có một bài phát biểu lịch sử được gọi là “Tuyên ngôn Schuman” kêu gọi Pháp, Đức và các nước châu Âu khác hợp tác trong sản xuất than và thép “các cơ sở cụ thể đầu tiên của một Liên bang châu Âu thiết yếu để bảo vệ hòa bình” Đối với nhiều người đây là thời khắc cơ bản  để tập hợp các cuốc gia châu Âu vào một thể chế mà ngày nay là Liên minh châu Âu.

Tài liệu giới thiệu về Những ngày châu Âu liệt kê các sự kiện và hoạt động cũng như một tài liệu riêng về Liên hoan phim châu Âu  có tại Phái đoàn Ủy ban châu Âu, các đại sứ quán thành viên EU và các Viện văn hóa châu Âu. Bản điện tử của tài liệu này có tại www.delvnm.ec.europa.eu.

EU flag

Liên minh Châu Âu
Pacific Place, tầng 17 và 18
83 B Lý Thường Kiệt
Hoàn Kiếm, Hà Nội
T: (04) 941 0099
F: (04) 946 1701
www.delvnm.ec.europa.eu
[email protected]

NO COMMENTS

Leave a Reply