KVT – Một cái cây đầy tranh cãi

KVT – Một cái cây đầy tranh cãi

Đăng vào
0
kvt-2

Triển lãm mới đây của Nguyễn Phương Linh tại Nhà Sàn Đức là một thử nghiệm thành công về trường phái siêu thực. Hai cây sống được nối nửa thân dưới với nhau khiến cho mỗi đầu đều có các tán và lá cây. Cây đó kéo dài xuyên qua nền nhà sàn với các tán lá trải rộng bên trên và bên dưới ván sàn gỗ nhưng trông như là bị treo lơ lửng trong không gian.

Được chiếu sáng khéo léo, cái cây trở thành một ảo ảnh thú vị.

Nhiều khán giả hiện đại, vốn đã quen với những hình ảnh đảo lộn và “đùa” với các trật tự, hình dáng tự nhiên thường thấy trên truyền thông, chắc không thắc mắc gì về tính siêu thực của triển lãm và sự kỳ lạ của tự nhiên mà cây này thể hiện. Nhiều người khác, vốn là fan ruột của thể loại khoa học viễn tưởng, có thể lại coi nó như là một phần của xứ sở thần tiên. Các khán giả khác có thể xem cây này như là sự tác động vào thiên nhiên của con người để tạo ra một giống cây mới cho các mục đích đạo đức hay phi đạo đức nào đó. Những người khác có thể thấy lo ngại khi nhìn ảo ảnh này nhất là trong một thế giới mà họ cho là đang bị các hành vi môi trường của con người tàn phá. Một số người, vốn phản đối ý tưởng về nghệ thuật môi trường, những thực hành nghệ thuật mà cố tình can thiệp vào hoặc thay đổi cảnh quan thiên nhiên bằng cách phá huỷ các sinh vật và địa hình tự nhiên, có thể sẽ thấy khó chịu khi xem triển lãm.

Cũng có thể mục đích của tác giả khi tạo ra cây này là để thách thức tất cả các phản ứng trên từ khán giả.

Triển lãm gợi lại cho chúng ta về trường hợp sinh đôi người Thái Lan. Ở mức độ trí tuệ, chúng ta ấn tượng với sự kết nối và thích sự kỳ lạ của nó, nhưng mặt khác chúng ta lại mong muốn các phần được tách biệt và mọi thứ lại tốt đẹp bình thường trở lại.

Vì cái cây triển lãm đã chết và mục nát – như nó phải thế vì các rễ cây đã bị cắt bỏ – sự tồn tại của nó có thể đã được sử dụng như là hình ảnh ẩn dụ về rất nhiều vấn đề môi trường và xã hội, ở đó con người cố gắn mục đích của mình vào một vật chủ mà không được sự cho phép hoặc không tính trước hậu quả.

Tôi muốn thấy khái niệm đó được mở rộng đến mức có một rừng những cây như thế được tạo ra bên trong hoặc bên ngoài không gian triển lãm.

Không phải nhà phê bình, “Kiếm Văn Tìm” là một người quan sát hay một con người có hiểu biết thú vị và công tâm về nghệ thuật Hà Nội, người đưa ra các chính kiến của mình và là một đặc phái viên báo chí giấu tên trung thực và công bằng. Xin hãy đưa các ý kiến của bạn vào phần bình luận dưới đây.

NO COMMENTS

Leave a Reply