KVT – Lê Quý Tông Phần 2…….Chất xúc tác?

KVT – Lê Quý Tông Phần 2…….Chất xúc tác?

Đăng vào
0

KVT 2014

ov2

KVT chiếm trọn ghế đầu và suy ngẫm về “Chất xúc tác” của Lê Quý Tông.

heaven  1

Đông Phong Gallery là một không gian nghệ thuật nhỏ thân thiện trên phố Lý Đạo Thành. Sự mến khách nơi đây đã làm phòng tranh thành một trong những nơi yêu thích của tôi, nơi tôi có thể ngồi với một tách trà và ngắm những tác phẩm nghệ thuật lúc nào cũng có chuẩn mực không chê vào đâu được. Đối với tôi, những tác phẩm của triển lãm lần này cũng rất đáng để quan tâm.

ov1

Đầu tuần, tôi đã viết một bài hồi tưởng ngắn về các tác phẩm trước đây của hoạ sĩ Lê Quý Tông và bây giờ tôi muốn toàn tâm suy ngẫm về những tác phẩm mới nhất của hoạ sĩ…

Anh đã và đang thử nghiệm và chơi đùa với phương pháp xúc tác của mình trong một vài năm nay và đã có một vài tác phẩm thử nghiệm đưa ra thị trường nghệ thuật trong nước và quốc tế.

CATALYST: ……..Theo định nghĩa, là một người hoặc một vật có tác động làm thay đổi tính chất một sự kiện hay một sự việc.

Lê Quý Tông bày tỏ rằng: Trong triển lãm lần này, anh không có ý định tạo ra một thông điệp cụ thể. Anh chỉ muốn tạo ra một chất xúc tác cho suy nghĩ và để làm được điều đó, anh đã làm lạc hướng hay thay đổi ý nghĩa ban đầu của một hình ảnh bất kỳ. Chất liệu cho sáng tác của anh chủ yếu là những hình ảnh truyền thông có sẵn trên internet. Những hình ảnh này có thể là hình ảnh bất kỳ từ giải trí, văn hoá truyền thống, lịch sử, văn hoá thế giới hoặc những hình ảnh trong quá khứ hay hiện tại về sự thay đổi dục vọng – cảm xúc.

Nếu tôi hiểu đúng thì hoạ sĩ hy vọng sẽ trở thành một chất xúc tác với việc khuyến khích người xem có những nhận thức cảm xúc mới, khác biệt hay xung đột khi họ tương tác với những hình ảnh này. Phản ứng có thể là hoài nghi, kích thích, thậm chí là hồi tưởng. Phản ứng có thể thách thức một giá trị nhân cách cơ bản.

Và vì thế, tôi đoán câu hỏi tôi cần phải trả lời là: Tác phẩm của Lê Quý Tông có là một chất xúc tác cho tôi không?

Ồ, hiển nhiên là tôi đã suy nghĩ rất nhiều về những tác phẩm mới trong triển lãm lần này. Đặc biệt là những tác phẩm liên quan đến sự gợi tình của phụ nữ trong nghệ thuật, thường xuyên nhưng không phải là nhất thiết, được sáng tác bởi các nam hoạ sĩ…

Nếu tôi sắp xếp lại những tác phẩm gợi tình này theo một phối cảnh trực tiếp, tôi đang đề cập đến nghệ thuật gợi tình Shunga Nhật Bản…., được giới thiệu rất hay ở đây trong một clip từ năm 2013 về triển lãm “Tình dục và khoái lạc trong nghệ thuật Nhật Bản” tại bảo tàng Anh.

Dường như Lê Quý Tông đã sử dụng Shunga như là phương pháp cơ bản để thách thức người xem thưởng thức những sự trình diễn hiện đại của phụ nữ trong nghệ thuật gợi tình… hoặc như nhiều người xem có thể sẽ hùng hồn nói đây là nghệ thuật khiêu dâm.

Xuyên suốt toàn bộ những tác phẩm in nhỏ đã bị bóp méo hình ảnh của Tông, phụ nữ là những sản phẩm gợi tình và được tận dụng. Những hình ảnh in gốc luôn luôn có những đại diện vẽ phác hoạ thời nay của tranh ảnh kích tình nữ cân bằng hoặc kết hợp chồng lên nhau, thỉnh thoảng chỉ đơn thuần là khêu gợi, thỉnh thoảng là công khai.

Anh đã tiến gần hơn về đích với bức tranh gợi tình cũ và nổi tiếng này, tôi đồ rằng nó có từ thời thuộc địa Pháp, đã được bóp méo một cách tuyệt đẹp.

hon10

Những người phụ nữ gầy và cao lêu nghêu, ăn mặc ít vải của anh sắp xếp sát cạnh nhau bên trên những rặng núi đá vôi có thể đối với vài người là có chút quá khiêu dâm về nội dung trong nghệ thuật Việt Nam hay trong một phòng tranh Việt nam, nhưng trong nội dung của phim ảnh, video, những hình ảnh ngay lập tức có sẵn đầy tràn ví dụ như trong trò chơi điện tử, MTV, Youtube, TV commercials, vài phim HBO, thì chúng có thể là tẻ nhạt và có chút lỗi thời.

Bức in với hai người phụ nữ gần như khoả thân được xe tăng bao quanh là một hình ảnh mạnh mẽ gợi nhớ về sự bất lực và bị lạm dụng tình dục của phụ nữ trong vùng chiến sự… ở mọi nơi, mọi lúc trong lịch sử.

Để trả lời cho câu hỏi… Tác phẩm của Lê Quý Tông như là chất xúc tác…. Điều đó là chắc chắn rồi.

Bây giờ ngắm các bức tranh khác trong triển lãm, thỉnh thoảng vẫn bao gồm cả chủ đề của triển lãm nữa. Không đề cập đến Chất xúc tác? Hoặc các cách thức phiên dịch, đây là một cái nhìn tổng quát của việc đợi chờ thứ gì khác nữa.

Nào, hãy cùng khởi đầu với hai tác phẩm của hoạ sĩ trước triển lãm “Chất xúc tác” (chúng ko trưng bầy ở Đông Phong) được vẽ với những nét sơn nhỏ giọt đặc trưng và đầy uy quyền.

rev1

rev2

…… Những tác phẩm đạt được nhiều uy quyền hơn khi được giới thiệu trong khuôn khổ nhỏ như một bản in dập trên một bức ảnh lịch sử đã quá quen thuộc nhưng bây giờ đã được thay đổi một cách có chủ đích.

mem2

…. và, với tôi, có một thông điệp cảm xúc lớn gắn với bức in phủ như thế này.

mem3

Và bức tranh đẹp này nữa, có thể bao gồm nhiều điềm báo khủng khiếp nếu coi đây là những vùng biên giới, tư liệu và bài học tham khảo từ quá khứ.

mount 1

Những hình ảnh danh nhân lịch sử cách mạng có một chỗ trưng bày trang trọng trong phòng tranh. Những hình ảnh này được vẽ lại lên vải và sao chép và bóp méo.

image Ho 1

ho3

ho2

Ba bức tranh nhỏ mà tôi đã thích ngay từ lúc đầu nhìn thấy, xưa kia là hình ảnh nhà bán hoá chất Đức Giang Số 32 phố Tràng Tiền. Theo tôi cảm nhận, những nét vẽ, hình in mà hoạ sĩ phủ lên hình ảnh gốc gợi ra những ảnh hưởng nguy hại hiển nhiên của nhiều hoá chất lên môi trường xung quanh.

chem1

chem2

chem3

Cuối cùng, ba tác phẩm sau gợi lại sự quan tâm của hoạ sĩ đến những kiến trúc đồ sộ hấp dẫn.

mem4

mem5

mem6

Vậy các bạn có nên đến thăm Phòng Tranh Đông Phong và ngắm triển lãm “Chất xúc tác” của Lê Quý Tông không?

Hoàn toàn chắc chắn là nên!

Dịch: Thanh Mai (Phòng tranh Đông Phong)

Đọc thêm:

KVT – Lê Quý Tông………Trước triển lãm “Chất xúc tác”
Triển lãm “Chất xúc tác” tại Đông Phong Gallery

Kiếm văn Tìm là một người hay quan sát cuộc sống nói chung và những sự kiện về văn hóa tại Hà Nội nói riêng và chia sẻ những chính kiến của mình trên Grapevine. KVT nhấn mạnh rẵng những quan sát và quan điểm cá nhân không phải là ý kiến quan trọng. Xem Hướng dẫn bình luận và hãy chia sẻ các suy nghĩ của bạn vào phần bình luận dưới đây.

NO COMMENTS

Leave a Reply