ĐôcPhêt: Liên hoan hình ảnh động

ĐôcPhêt: Liên hoan hình ảnh động

logo_DOCLABlogo_Nhasan Collective

Image: Thịnh Nguyễn
Hình ảnh: Thịnh Nguyễn

05 – 12/11/2017
Nhà Sàn Collective và các địa điểm khác (xem chi tiết bên dưới)

Thông tin từ DOCLAB:

2017 hẳn đánh dấu một năm đặc biệt.

Trong quá trình Hanoi DocLab chuyển nhà khỏi cơ-sở-gần-thập-kỷ, phiên bản mới nhất của DocFest năm 2017 tăng gấp đôi phạm vi hoạt động. Mời chào độc giả làm quen với Hà Nội ĐôcPhêt – người anh em song sinh tinh quái của Hanoi DocFest; chương trình kéo dài suốt một tuần, khắp nhiều địa điểm song song, chạy cùng với các sự kiện nòng cốt của DocFest tại Viện Goethe.

Nằm ngoài các thay đổi về cơ cấu và áp lực hệ thống, ĐôcPhêt là một cuộc thăm dò các cửa ngõ tương lai của DocLab, cùng những tiềm năng lớn hơn cho hoạt động tập thể, phát triển từ gốc rễ.

Có thể nhận thấy rõ một sự cộng sinh, dù là vô tình hay hữu ý, giữa hội thảo chuyên đề do Mạng lưới Nghiên cứu Điện Ảnh Đông Nam Á (SEACRN) tổ chức năm nay – với chủ đề ‘Không gian, Thời gian, và Xung động trong Điện ảnh ĐNA’ – và chương trình ĐôcPhêt, với các điểm nổi bật bao gồm: Đội đặc nhiệm truy tích Kalampag (Kalampag Tracking Agency) – phần trình bày nhìn lại hơn ba mươi năm đầy sự kiện của các tác phẩm điện ảnh và video Philippines; một tuyển chọn phim từ Phòng nghiên cứu Dân tộc học Giác quan (SEL) của Đại học Harvard, với tính vật chất và lan toả của âm thanh trong các môi trường đô thị thế kỷ 21, hiện diện thông qua hình ảnh của bụi bặm và phá hủy; tác phẩm phim thể nghiệm “Chúng ta cóc cần âm nhạc đâu mà” khám phá sự điên rồ của quang cảnh âm nhạc tiếng ồn và môi trường xung quanh ở Tokyo; loạt phim gần đây của một trong những nghệ sĩ đi đầu trong thực hành hình ảnh chuyển động Đông Nam Á: Au Sow-Yee; Lau Kek Huat với phim ‘Absent without Leave’ và Đoàn Hồng Lê với ‘Lời cuối của cha’ khám phá lịch sử từ hai phía của Chiến tranh lạnh tại Đông Nam Á thông qua câu chuyện cá nhân của cha mình; buổi chiếu ra mắt phim “Người xây đất nước Campuchia” tại Việt Nam, một phim tài liệu về Vann Molyvann, người đã thực hành và dần hoạch định phong thái thiết kế kiến trúc của Campuchia sau độc lập; và nhiều phim tái chế rải rắc khắp chương trình.

Vượt ra ngoài khuôn khổ thường lệ của các buổi chiếu phim, liên hoan lần này còn triển lãm một tác phẩm sắp đặt video 5 kênh của Jamie Maxtone-Graham tại Nhà sàn Collective; một sắp đặt/hoà nhạc âm thanh của nhà nhân học âm thanh Ernst Karel tại VUI Studio; và 11 tiếng đồng hồ chạy loop của một chương trình bao gồm bộ phim dài ‘Manamakana’ và một chuỗi phim thể nghiệm Việt nam, tại không gian của Manzi Art Space.

Và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, theo truyền thống của DocFest, được giới thiệu trong chương trình sẽ là một loạt các gương mặt mới các nghệ sĩ phim tài liệu cá nhân và thể nghiệm Việt Nam. Ngoài các gương mặt quen thuộc từ những liên hoan trước, như Đỗ Văn Hoàng, Trương Quế Chi, Trương Minh Quý, Ngô Thanh, Tạ Minh Đức, Nguyễn Trinh Thi, hãy cùng chờ gặp những cái tên mới: Hải Yến, Huệ Nguyễn, Lê Xuân Tiến, Thịnh Nguyễn, Lê Đình Chung, Nguyễn Song, Vi Đỗ, và Trâm Lương.

CHƯƠNG TRÌNH

ĐỊA ĐIỂM: NHÀ SÀN COLLECTIVE
(SẼ ĐƯỢC LƯU Ý NẾU LÀ ĐỊA ĐIỂM KHÁC)

*** CHỦ NHẬT 5.11, 17:00 VÀ 19:30 – ĐỊA ĐIỂM: VUI STUDIO, 3C Tống Duy Tân, Hà Nội
HOÀ NHẠC ÂM THANH: TÁC PHẨM MỚI CỦA NGHỆ SĨ / NHÀ NHÂN HỌC ÂM THANH ERNST KAREL
GIAO LƯU VỚI NGHỆ SĨ SAU BUỔI CHIẾU

*** THỨ BA 7.11, 11:00-22:00 – ĐỊA ĐIỂM: MANZI ART SPACE, 14 Phan Huy Ích, Hà Nội
ĐÔCPHÊT IN LOOP

1. Phòng thí nghiệm phim nhân học giác quan SEL 1: MANAKAMANA (118’, 2013, đạo diễn bởi Stephanie Spray và Pacho Velez)

2. VINA Experimenta (55’): Hạn làm nhà (2:30, 2017, Tạ Minh Đức) / Câu chuyện ngược phía đối diện (16:25’, 2016, Lê Đình Chung) / No (6′, 2017, Lê Đình Chung) / A í a (4:44, 2016, Nguyễn Song) / Vô đề (2’, 2017, Thịnh Nguyễn) / Nước mơ (6:49, 2016, Nguyễn Hải Yến) / Vô đề (9:34, 2016, Linh Khỉ) / Nằm xuống nghỉ ngơi (5:45, 2017, Lê Xuân Tiến)

*** THỨ BA 7.11 – THỨ SÁU 10.11, 11:00-17:00
‘TRÊN HÒN ĐẢO XANH’, SẮP ĐẶT VIDEO 5 KÊNH (20′, LOOP, 2017, JAMIE MAXTONE-GRAHAM)

*** THỨ BA 7.11, 17:30
NGÂM KHÚC HỒI NAY (75′, 2017, Trâm Lương)

*** THỨ BA 7.11, 19:15
VINA ROMANCE: CHƯƠNG TRÌNH PHIM NGHỆ SĨ (90’)
GIAO LƯU VỚI CÁC NGHỆ SĨ SAU BUỔI CHIẾU

1. Lãng mạn Việt Nam (19’, 2003, đạo diễn Eddo Stern)
2. Điểm đến cuối cùng (9’, 2008, đạo diễn Philip Widmann)
3. Trong im lặng sự vật nói (20:43, 2017, Trương Minh Quý)
4. Sương lặn (40’, 2017, đạo diễn Đỗ Văn Hoàng & Trương Quế Chi)

*** THỨ TƯ 8.11, 17:30
CHƯƠNG TRÌNH PHIM TÁI CHẾ ĐÔNG NAM Á
GIAO LƯU VỚI MERV ESPINA & NGUYỄN TRINH THI SAU BUỔI CHIẾU

1. THE KALAMPAG TRACKING AGENCY: 30 YEARS OF PHILIPPINE MOVING IMAGE
ĐỘI ĐẶC NHIỆM TRUY TÍCH KALAMPAG: 30 NĂM HÌNH ẢNH ĐỘNG PHILIPPINES
67’ / Philippines / Các tác phẩm từ nhiều năm / Nhiều tác giả, giám tuyển bởi Shireen Seno & Merv Espina

2. MƯỜI MỘT NGƯỜI ĐÀN ÔNG (28’, 2016, NGUYỄN TRINH THI)

*** THỨ NĂM 9.11 – THỨ SÁU 10.11, 9:30-16:30 – ĐỊA ĐIỂM: GOETHE INSTITUT HANOI, 56-58 Nguyễn Thái Học, Hà Nội
HỘI THẢO ‘KHÔNG GIAN, THỜI GIAN, VÀ XUNG ĐỘNG TRONG ĐIỆN ẢNH ĐÔNG NAM Á’

*** THỨ NĂM 9.11, 17:30
NHỮNG HIỆN THỰC: RA MẮT WORLD PREMIERE CỦA 4 PHIM DOCLAB (70’, 2017, DO JAMIE MAXTONE-GRAHAM SẢN XUẤT)
GIAO LƯU VỚI CÁC NHÀ LÀM PHIM SAU BUỔI CHIẾU

1. hè xứ nóng: khắc thứ 6 đếm từ rạng đông (15’, 2017, đạo diễn Nguyễn Hải Yến)
2. Một cái chết (14’, 2017, đạo diễn Nguyễn Thị Huệ)
3. Untitled.mp4 (15’, 2017, đạo diễn Lê Xuân Tiến)
4. Quãng âm, đoạn hình, dải ngữ nghĩa (23′, 2017, Ngô Thị Thanh)

*** THỨ NĂM 9.11, 20:00
THE MENGKERANG PROJECT (90′, 2013-2015, SOW YEE AU)
GIAO LƯU VỚI NGHỆ SĨ SAU BUỔI CHIẾU

*** THỨ BẢY 11.11, 13:00
TRONG – NGOÀI
GIAO LƯU VỚI ĐOÀN HỒNG LÊ SAU BUỔI CHIẾU

1. Trăng Đà nẵng (15’, 2015, đạo diễn Bjorn Melhus)
2. Lời cuối của cha (69’, 2016, đạo diễn Đoàn Hồng Lê)

*** THỨ BẢY 11.11, 15:00
TRỞ VỀ TƯƠNG LAI
GIAO LƯU VỚI CÁC NHÀ LÀM PHIM SAU BUỔI CHIẾU

1. Người xây đất nước Campuchia (37’, 2016, đạo diễn Christopher Rompre);
2. Bắt đầu từ nay (34’, 2017, đạo diễn Vi Đỗ);
3. Thập kỷ 70 là mỗi ngày (15’, 2018, đạo diễn Nguyễn Trinh Thi)

*** THỨ BẢY 11.11, 17:00
CHẾT Ở ARIZONA (77’, 2014, đạo diễn Tin Dirdamal)
GIAO LƯU VỚI NHÀ LÀM PHIM SAU BUỔI CHIẾU

*** CHỦ NHẬT 12.11, 13:00
KHUYẾT DIỆN KHÔNG LÝ DO (83′, 2016, đạo diễn Lau Kek Haut)

CHỦ NHẬT 12.11, 14:30
CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG LAB PHIM NHÂN HỌC SỐ 2 (85’)
GIAO LƯU VỚI NHÀ LÀM PHIM SAU BUỔI CHIẾU

1. Phá dỡ (62′, 2008, đạo diễn J.P. Sniadecki)
2. Dòng đơn (23’, 2014, Pawel Wojtasik, Toby Kim Lee, and Ernst Karel)

CHỦ NHẬT 12.11, 17:00
CHÚNG TÔI CÓC CẦN ÂM NHẠC ĐÂU MÀ (80’, 2009, Cédric Dupire and Gaspard Kuentz)

Lịch chương trình chi tiết


THÔNG TIN VỀ CÁC TÁC PHẨM

‘TRÊN HÒN ĐẢO XANH’, SẮP ĐẶT VIDEO 5 KÊNH (20′, LOOP, 2017, JAMIE MAXTONE-GRAHAM)
Với máy quay từ từ quan sát và môi trường âm thanh toả xung quanh, năm màn hình đưa con người vào khung hình ở một cảnh quan nơi họ vừa cư ngụ, vừa chưa nhận ra một cách có ý thức. Những cơ thể, cả nam lẫn nữ, là một phần vừa tự nhiên, vừa bấp bênh trong quang cảnh này. Có sự bất an trong không gian nơi đây.

ĐÔCPHÊT IN LOOP
1. Phòng thí nghiệm phim nhân học giác quan MANAKAMANA (118’, 2013, dir. Stephanie Spray and Pacho Velez)
Những người hành hương thực hiện một hành trình cổ xưa trong chiếc xe cáp treo hiện đại. Chuyến đi của họ diễn ra trong thời gian thực tại, làm nổi bật sự tương tác lẫn nhau, cảnh quan và cung cách vận chuyển lạ lẫm này. Thông qua những cuộc gặp gỡ này, bộ phim mở ra lối nhìn bất ngờ vào cuộc sống của người Nepal đương đại, đang được đẩy đi bởi quá trình hiện đại hóa lạ kỳ của đất nước.
2. VINA Experimenta (55’)
Chuỗi phim ngắn thể nghiệm của các nhà làm phim độc lập trẻ Việt Nam.
1. Hạn làm nhà (2:30, 2017, Tạ Minh Đức)
2. Câu chuyện ngược phía đối diện (16’25’’, 2016, Lê Đình Chung)
3. No | Hunger (6′, 2017, Lê Đình Chung)
4. A í a (4:44, 2016, Nguyễn Song)
5. Vô đề (2’, 2017, Thịnh Nguyễn)
6. Nước mơ (6:49, 2016, Nguyễn Hải Yến)
7. Vô đề (9:34, 2016, Linh Khỉ)
8. Nằm xuống nghỉ ngơi (5:45, 2017, Lê Xuân Tiến)

Ngâm khúc hồi nay (Trâm Lương, 2017)
Bộ phim tài liệu lấy cảm hứng từ cuộc đời của Huỳnh Sanh Thông – học giả Việt Nam đầu tiên tới Đại Học Yale, Mỹ vào những năm 1950. Bộ phim đi qua những ngõ rẽ của Huỳnh Sanh Thông để dệt lại những giờ phút thành bại của ông.

VINA ROMANCE: CHƯƠNG TRÌNH PHIM NGHỆ SĨ
1. Lãng mạn Việt Nam (19’, 2003, dir. Eddo Stern)
Một hành trình ký ức Mỹ đặc biệt, trong đó di sản của cuộc chiến tranh khủng khiếp trở nên không thể tách biệt khỏi những giải trí bi kịch nhưng tiêu khiển.
2. Điểm đến cuối cùng (9’, 2008, dir. Philip Widmann)
Một người đàn ông đi du lịch Châu Âu. Không lâu sau, quân đội Mỹ tham gia chiến tranh mặt đất ở Việt Nam. Điểm Đến Cuối Cùng là một bộ phim 8mm nghiệp dư sáng tạo, quay năm 1964, lượm được ở Sài Gòn năm 2005 và được dựng bởi Widmann với một cảm nhận kịch tính.
3. Trong im lặng sự vật nói (20:43, 2017, Trương Minh Quý)
Một tủ quần áo bằng gỗ đang cháy. Một người đàn ông và một phụ nữ đang nhìn vào một khối u có vẻ như ung thư trên cơ thể người đàn ông được phản ánh trong gương tủ quần áo. Ánh sáng đang yếu đi và ngọn lửa vẫn còn cháy.
4. Sương lặn (40’, 2017, dir. Đỗ Văn Hoàng & Trương Quế Chi)
Một tác phẩm thể nghiệm gồm sáu phần về sự hoá thân sau khi chết, quay ở Tây Nguyên, Việt Nam, được thực hiện với cả tính thơ ca và chất vấn.

CHƯƠNG TRÌNH PHIM TÁI CHẾ ĐÔNG NAM Á (MERV ESPINA & NGUYEN TRINH THI)
1. Mười một người đàn ông (28’, 2016, Nguyễn Trinh Thi)
Mười một người đàn ông’ bao gồm các cảnh từ loạt phim truyện kinh điển Việt Nam, với nữ diễn viên chính Như Quỳnh. Lời dẫn của phim chuyển thể từ “Mười Một Người Con Trai”, truyện ngắn của Franz Kafka xuất bản năm 1919, được bắt đầu với một người cha tuyên bố: “Tôi có mười một người con trai”, sau đó miêu tả từng đứa con một cách chi tiết, có phần mỉa mai.
2. Đội đặc nhiệm truy kích Kalampag: 30 năm hình ảnh động Philippines (67’, Các tác phẩm từ nhiều năm, nhiều tác giả, various filmmakers, giám tuyển bởi Shireen Seno & Merv Espina)
Vượt qua những thử thách mang tính thể chế lẫn cá nhân để giới thiệu những tác phẩm ít được chú ý – một số mới xuất hiện gần đây, số khác đã cam qua những mất mát và tổn hại – KALAMPAG TRACKING AGENCY thu thập những phần tử chuyển động riêng rẽ, một chuỗi những vụ nổ – ‘kalampag’, trong tiếng Tagalog (ngôn ngữ của người Philippines) rồi tổng hợp và xây dựng, dựa trên sức hút của từng tác phẩm và những cộng hưởng giữa chúng với khán giả đương đại. Bao gồm những thước phim và video ấn tượng nhất từ cộng đồng Philippines trong nước và ở nước ngoài, đây là bước đầu cho cuộc hành trình qua những mảnh đất chưa được khám phá của phim và video thử nghiệm / alternative của Philippines.

NHỮNG HIỆN THỰC: NHÌN THẤY, SỜ THẤY, LÀM RA VÀ TÌM THẤY – RA MẮT WORLD PREMIERE CỦA 4 PHIM DOCLAB (70’, 2017, DO JAMIE MAXTONE-GRAHAM SẢN XUẤT)
Bốn bộ phim mới từ DocLab mang đến những chiêm nghiệm thầm về bản chất của cái thực và bản chất của cái ảo, và chất vấn rằng điều gì chảy trôi đến sự hiểu nhiều hơn.
1. Hè xứ nóng: khắc thứ 6 đếm từ rạng đông (15’, 2017, dir. Nguyễn Hải Yến)
2. Một cái chết (14’, 2017, dir. Nguyễn Thị Huệ)
3. Untitled.mp4 (15’, 2017, dir. Lê Xuân Tiến)
4. Quãng âm, đoạn hình, dải ngữ nghĩa (23′, 2017, Ngô Thị Thanh)

DỰ ÁN MENGKERANG (90′, 2013-2015, BY SOW YEE AU)
Dự án Mengkerang do au sow yee khởi xướng năm 2013 kéo dài đến năm 2015. qua loạt các tác phẩm này, Sow Yee đã khảo sát lại địa chất tâm linh và biên giới lịch sử của malaysia, thông qua một nơi chốn tưởng tượng, Mengkerang.

TRONG – NGOÀI
1. Trăng Đà nẵng (15’, 2015, dir. Bjorn Melhus)
Vào cuối những năm 1960, thế giới đã chứng kiến chiến tranh Việt Nam qua diễm cảnh chiến tranh trên truyền hình. Cùng lúc đó, các phi hành gia Mỹ lần đâu nhìn xuống Trái đất từ mặt trăng. TRĂNG ĐÀ NẴNG kết hợp hai sự kiện truyển thông tương phản này trong một tìm kiếm thể nghiệm lạ đời, nhằm giải quyết băn khoăn về hiện tại hậu xã hội chủ nghĩa của đất nước này.
2. Lời cuối của cha (69’, 2016, dir. Đoàn Hồng Lê)
Cha của đạo diễn đang bắt đầu có dấu hiệu của chứng Alzheimer và chỉ còn nhớ những kỉ niệm từ xa lắm. Cuộc sống cứ tiếp diễn, nhưng ông thì dừng lại với những kỉ niệm thời xưa. Đây là câu chuyện về một linh hồn đang biến mất của thế hệ cộng sản và khủng hoảng niềm tin của Việt Nam hiện tại.

TRỞ VỀ TƯƠNG LAI
1. Người xây đất nước Campuchia (37’, 2016, dir. Christopher Rompre)
Phim tài liệu kể chuyện về cuộc đời của Vann Molyvann, người kiến trúc sư đã làm nên căn tính của một quốc gia mới thành lập sau độc lập; câu chuyện đáng kinh ngạc của ông bao gồm hành trình đầy giông tố của Campuchia như một quốc gia hiện đại.
2. Bắt đầu từ nay (34’, 2017, dir. Vi Đỗ)
Bộ phim cố gắng tìm hiểu lịch sử những người tị nạn Việt Nam ở Hồng Kông và mối quan hệ giữa chính trị và cuộc khủng hoảng tị nạn trong bối cảnh của chính sách nhập cư ở Hồng Kông đối với người Việt Nam ngày nay. Bộ phim bắt đầu với một cuộc trò chuyện được ghi âm bí mật giữa người làm phim và một nhân viên Sở Di Trú, mở ra câu chuyện lịch sử của thuyền nhân Việt Nam, từ đầu những năm 70 cho đến năm 2000.
3. Thập kỷ 70 là mỗi ngày (15’, 2018, dir. Nguyễn Trinh Thi)
Các phiên bản khác nhau của cùng một lịch sử – một là của cá nhân, một do điện ảnh thể hiện, trong khi cái thứ ba được mô tả bởi truyền thông – được xếp chồng lên nhau, và sụp đổ.

Chết ở Arizona ( 2014, dir. Tin Dirdamal)
Phim tài liệu vị lai về tình yêu đánh mất và một câu chuyện về một nền văn minh đang chết mòn. Đây là một bức chân dung tự truyện của một người đàn ông quay lại căn hộ trống rỗng của người yêu cũ, tìm kiếm những câu trả lời. Trong căn hộ tầng ba tại một thành phố Bolivia hẻo lánh có những tiếng nói xa xưa của một bộ tộc Arizona sống sót sau một vụ va chạm thiên thạch.

Khuyết diện không lý do ( 2016, dir. Lau Kek Haut)
Câu chuyện bắt đầu với chân dung của một người đàn ông, đã treo trong ngôi nhà gỗ cũ kỹ hơn 30 năm nay, ở Perak, Malaysia, cũng là nơi tôi đã sinh ra và lớn lên. Sau này tôi mới phát hiện ra đó là ông của mình, người đã hy sinh cuộc đời mình cho phong trào độc lập và giải thực dân của Malaysia, nhưng câu chuyện của ông và những người đồng đội đã bị loại xoá khỏi lịch sử.

CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG LAB PHIM NHÂN HỌC SỐ 2
1. Phá dỡ (62′, 2008, dir. J.P. Sniadecki)
Một tác phẩm rất vững nhưng trước giờ ít trình chiếu của JP Sniadecki, người sau này đạo diễn Các Bộ Phận Lạ (với Véréna Paravel), Công Viên Công (với Libbie Cohn), Nội Các Sắt và gần đây nhất, El Mar La Mar (với Joshua Bonetta), Chaiqian (Phá Dỡ) là một bức chân dung về lao động di cư, không gian đô thị, và các mối quan hệ liên tục biến tan ở trung tâm Thành Đô, thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên phía tây Trung Quốc.
2. Đơn dòng (23’, 2014, Pawel Wojtasik, Toby Kim Lee, and Ernst Karel)
Đơn dòng xem xét kỹ lưỡng vấn đề chất thải, thông qua thăm dò thị giác và âm thanh của một cơ sở tái chế. Người xem đi vào một trong những cơ sở phục hồi vật liệu lớn nhất ở Mỹ. Chuyển động xen dệt của người và máy sản xuất ra âm thanh và hình ảnh áp đảo, nhưng đẹp mắt, thậm chí soi lộ.

Chúng tôi cóc cần âm nhạc đâu mà (2009, Cédric Dupire and Gaspard Kuentz)
Một bộ phim tài liệu thử nghiệm, so sánh và tương phản âm nhạc của 8 nghệ sỹ thuộc trào lưu “nhạc mới” ở Tokyo với xã hội Nhật Bản đương đại. Đạo diễn nghĩ tới tác phẩm như là phim về âm thanh và cách định nghĩa nó, thay vì đơn thuần về âm nhạc. m hưởng thành thị và giá trị truyền thống giao thoa cùng đam mê sáng tạo của giới trẻ.

Miễn phí tham dự

Thông tin chi tiết xin vui lòng truy cập:
. Website DocFest & ĐôcPhêt 2017
. Trang sự kiện ĐôcPhêt2017

logo_Nhasan Collective
Nhà sàn Collective
Tầng 15, Hanoi Creative City, 01 Lương Yên, Hà Nội
Website: nhasan.org
Email: [email protected]
Tel: (+84) 098 890 7300
Mở cửa: 15:00 – 19:00, thứ tư – chủ nhật (đóng cửa vào thứ hai & thứ ba)
 

NO COMMENTS

Leave a Reply