MAP 2022 – Lecture 01: Mục đích của ngoại sử tại Việt...

MAP 2022 – Lecture 01: Mục đích của ngoại sử tại Việt Nam thời kỳ Hậu xã hội chủ nghĩa

Đăng vào
0

14:30 – 16:30, Thứ tư 12/10/2022
ZOOM (100 người)
Á Space (20 người)
59 Ngô Gia Tự, Long Biên, Hà Nội
Link đăng ký

Thông tin từ ban tổ chức:

Các cuộc khủng hoảng sinh tồn đã tái diễn xuyên suốt lịch sử Việt Nam hiện đại, nhất là trong bối cảnh Pháp thuộc, Nhật chiếm, và tập trung hoá kinh tế cũng như tập thể hoá nông nghiệp kiểu chủ nghĩa xã hội giai đoạn hậu thuộc địa và hậu chiến. Nạn đói lớn năm 1944-1945 – mà nguyên nhân được cho là tổng hợp của thiên tai, quản lý tệ hại của Pháp và Nhật, và can thiệp của Mỹ – để lại dấu ấn đáng kể trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Gần đây hơn, các nạn đói khác đã được ghi nhớ một cách sáng tạo thông qua một loạt các hình thức chính thức và phi chính thức, như phim, văn học, và triển lãm ở bảo tàng, dù rằng chúng chiếm một vị trí bất ổn hơn trong phạm vi trách nhiệm của nhà nước và theo đó là trong việc ghi chép lịch sử quốc gia. Dù vậy, ta vẫn có thể thấy rõ một khối lượng phong phú những biểu hiện và tưởng nhớ mang tính nghệ thuật về cuộc khủng hoảng đói kém trong lịch sử Việt Nam.

Các nghệ sĩ đương đại tiếp tục khám phá chủ đề về cái đói và ký ức về khủng hoảng sinh tồn ở Việt Nam, với hai tác phẩm nổi bật qua việc biểu đạt những sự kiện đó như là kết tinh xuyên thời gian, xuyên quốc gia của lịch sử. Biên niên sử một giấc mơ câm (Chronicles of a soundless dream) (2011) của Tiffany Chung hoà lẫn kome sodo (cuộc bạo động lúa gạo) ở Nhật năm 1918 với việc xếp hàng nhận khẩu phần trong thời kỳ Bao cấp ở Việt Nam (1975-1986) thông qua màn trình diễn vũ đạo sân khấu đầy cảm tính và trữ tình. Hạt Câm (Mute Grain) (2019) của Phan Thảo Nguyên mang đến một cuộc thơ thẩn thi vị, mơ màng của các mảnh vụn hình ảnh, chất liệu, và chuyện kể bằng lời băng qua các hình ảnh chuyển động, tranh lụa, và sắp đặt. Các trích dẫn từ văn học Ben-gan và Nhật Bản chuyển lệch tính cụ thể của tham chiếu lịch sử của tác phẩm khỏi nạn đói năm 1944-1945 ở Việt Nam thông qua sự tường thuật đặt trong các điều kiện đói khát và khủng hoảng địa chính trị khác.

Bài nói chuyện này xem xét điều gì có thể được nhận định là ham muốn định vị cái cá nhân và cái phổ quát thông qua việc hợp nhất các bối cảnh đó. Vì sao cần đến các phương tiện trình bày mở rộng như vậy khi mà sự xoá bỏ lịch sử hay khoảng trống trong chép sử không vấp phải tranh cãi? Đó có phải là nỗ lực nhằm khuấy đảo dòng tự sự quốc gia và sự hàn gắn có tính mục đích của nó? Tôi có ý định phát triển các câu hỏi này qua khái niệm ngoại sử, mà tôi lập luận rằng không nên hiểu trước nhất như một phương tiện để vượt rào kiểm duyệt văn hoá. Tôi dự định tìm hiểu và định nghĩa xem ngoại sử ở đây vận hành như thế nào thông qua triết học lịch sử của Benjamin (cũng như các yếu tố của thuyết song hành, sự tham dự, và trò chơi) và như một phương tiện mà qua đó nghệ sỹ có thể tế nhị phê bình – hơn là theo đuổi – công cuộc hàn gắn lịch sử.

– GS.TS Pamela Nguyen Corey

Về diễn giả GS.TS Pamela Nguyen Corey

Pamela Nguyễn Corey nghiên cứu và giảng dạy lịch sử nghệ thuật hiện đại và đương đại, tập trung vào khu vực Đông Nam Á trong bối cảnh rộng hơn của xuyên quốc gia Châu Á và toàn cầu. Cô đã nhận bằng Tiến sĩ (Lịch sử Nghệ thuật và Nghiên cứu thị giác) từ Đại học Cornell. Trước khi tham gia giảng dạy tại Đại học Fulbright Việt Nam vào tháng Một năm 2021, cô là Phó giáo sư của khoa Lịch sử Nghệ thuật và Khảo cổ học tại Đại học SOAS London. Pamela đã xuất bản bài đăng trên nhiều tạp chí học thuật, các cuốn tài liệu phát hành trong triển lãm, cũng như các nền tảng dành cho bình luận nghệ thuật và văn hóa. Cuốn sách đầu tay của cô, The City in Time: Contemporary Art and Urban Form in Vietnam and Cambodia* (NXB Đại học Washington, 2021), đã nhận được tài trợ của Quỹ Xuất bản Millard Meiss từ Hiệp hội Nghệ thuật Cao đẳng.
* [tạm dịch tên sách: Đô thị Đương đại: Nghệ thuật đương đại và hình thái đô thị ở Việt Nam và Campuchia] tại khoa Lịch sử Nghệ thuật và Khảo cổ học tại Đại học SOAS London.

Sự kiện thuộc dự án Tháng thực hàng nghệ thuật, một dự án trao đổi nghệ thuật quốc tế hang năm do Heritage Space khởi xướng và vận hành từ 2015.

Chủ đề của MAP 2022 là “Chiến tranh” – nhằm khơi gợi những suy tư và dự cảm về những cuộc chiến trong quá khứ, thực tại, những uẩn khúc chưa biết tới, sự thật chưa được gọi tên và tương lai bất định. MAP 2022 có sự tham gia của 10 nghệ sĩ đến từ Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam, cùng với một số nhà nghiên cứu, giám tuyển khách mời. Dự án bao gồm giai đoạn trao đổi và lưu trú trong tháng 10-11/2022, sau đó là một triển lãm vào cuối tháng 11 tại Hà Nội.

Cập nhật thêm thông tin tại trang sự kiện.

NO COMMENTS

Leave a Reply