mở hộp: trò chuyện về lưu trữ cùng Bằng Giang và Nhung...

mở hộp: trò chuyện về lưu trữ cùng Bằng Giang và Nhung Đinh

Đăng vào
0

19:30, thứ Năm 28/03/2024
bảo tàng Queer
Số 103 Ngọc Lâm, Long Biên

Thông tin từ ban tổ chức:

hoạt động xã hội là một khu vực có lẽ mà ít nhiều chúng ta đã nghe đến. đó là một khu vực rất rộng, bao gồm sự tham gia của con người vào lợi ích chung của xã hội. các phong trào vận động xã hội tại Việt Nam đã có mặt từ rất sớm. trong hai thập kỷ gần đây, phong trào xã hội đã tiếp nhận thêm những cách tiếp cận mới, những làn gió mới, những dự án mới và đi theo dòng chảy của xã hội, sản xuất ra những diễn ngôn nhằm kiến tạo xã hội cởi mở, công bằng, bình đẳng và toàn vẹn phẩm giá, thu hẹp khoảng cách. hoạt động xã hội đã có mặt ở khắp mọi nơi, đặc biệt trên mạng xã hội, khu vực thân quen mà bất kỳ ai cũng có thể tiếp cận được. song song đó, các định nghĩa, khái niệm về hoạt động được sản sinh ra, và đều có điểm chung rằng công nhận đó là hoạt động của một nhóm người, vận động vì lợi ích xã hội.

với những hoạt động diễn ra và trải dài của các phong trào xã hội như vậy. nó đã được lưu trữ lại như thế nào?

cùng Nhung Đinh (bảo tàng queer) và Bằng Giang (đèn-dầu) trò chuyện thêm, kể lại, thảo luận và hỏi đáp về nó.

mời bạn đến aqueermuseum (bảo tàng queer) xem mở hộp, nghe kể chuyện về một vài câu chuyện trong vài lĩnh vực trong phong trào xã hội từ 2009 tới nay.

Vui lòng nhắn tin với đèn-dầu để đăng ký sự kiện và giữ chỗ.
Bạn gửi xe tại Mipec Long Biên và đi bộ khoảng 50m-100m sẽ tới địa điểm tổ chức.

Một vài thông tin của người dẫn chuyện:

Nguyễn Bằng Giang (she/her) – người cầm bút, kẻ viết thơ, người thực hành nghệ thuật, nhà hoạt động xã hội thực hành liên ngành.

Kể từ 2015, Giang khởi điểm là một LGBTQ activist, sau đó là những hoạt động gắn kết với phong trào về Giới, nữ quyền, lao động và các lĩnh vực khác. Công việc của Giang trong lĩnh vực hoạt động xã hội thường là khởi xướng các dự án với các cách tiếp cận mới đi từ cá nhân trong xã hội nhằm xem xét về cuộc sống của các nhóm cộng đồng đã diễn ra như thế nào và tài liệu hóa nó. Đồng thời, Giang quan sát và tự phản chiếu về quá trình làm việc của chính mình, của các cộng sự và bạn hữu của mình trong khu vực ấy để tìm hiểu về các triết lý làm việc đảm bảo sự toàn vẹn nhân phầm. Giang quan tâm tới câu chuyện của cá nhân, cách cá nhân di chuyển, tương tác với các thiết chế như thế nào để tìm ra các vấn đề của các hệ thống xã hội.

Giang khởi xướng chuỗi dự án về SOGIE Talk (2015-2016), Bạo lực học đường với LGBTQ+ (2017); Mắt không màu (2018-2020) và là người đồng sáng lập dự án về quyền lao động công sở như Tan ca thôi (2021-2023). Trong thời gian đó, Giang có sáng tạo các tác phẩm nghệ thuật và viết lách.

Hiện nay, Giang là người sáng lập đèn-dầu.

Bên cạnh hoạt động xã hội, Giang cũng viết và thực hành nghệ thuật để thể hiện rõ suy nghĩ và cách nghĩ của con người cá nhân mình khi nằm bên trong hệ thống.

Đinh Nhung (she/they) là một nghệ sĩ và nhà hoạt động đa ngành, người đi sâu vào các hình thức thể hiện sáng tạo khác nhau, đặc biệt tập trung vào ngôn ngữ và tài liệu về trải nghiệm của người Queer. Thông qua sách, triển lãm và lưu trữ của mình, cô say mê lưu giữ và bảo tồn lịch sử Queer ở Việt Nam. Lấy cảm hứng từ Những độc thoại về âm đạo (Vagina Monologues), Nhung đã khởi xướng một dự án mang tên Bàn Lộn-Vagina Talks vào tháng 9 năm 2015, rút ​​ra từ bộ sưu tập truyện và văn bản phong phú của cô. Mục đích của cô là khám phá và thống nhất các quan điểm về nữ quyền và người đồng tính, thu hẹp khoảng cách trong hoạt động bình đẳng giới và quyền LGBTQ+.

Nhung được biết đến với những đóng góp của mình, bao gồm việc tạo ra từ vựng về người Queer bằng tiếng Việt (tập 1 và tập 2) và sáng lập (aqueermuseum) Bảo tàng Queer, một nền tảng dành riêng cho việc thể hiện sự khác lạ (Queer).

Năm 2018, Nhung tham gia huyến đi trao đổi do Ms Magazine và Viện Goethe tổ chức. Trong hành trình này, cô đã đến thăm FFBIZ và hợp tác với Bảo tàng Schwules để tổ chức triển lãm Bản sửa đổi đồng tính nữ. Trải nghiệm này ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình suy nghĩ của Nhung, truyền cảm hứng cho cô khám phá những cách tiếp cận sáng tạo và tập thể nhằm xây dựng một kho lưu trữ về người đồng tính và nữ quyền ở Việt Nam.

Về tổ chức:
đèn-dầu là dự án do Bằng Giang sáng lập năm 2023 sau suy tư, lưu trữ về vấn đề của những nhà hoạt động xã hội trong khu vực của chính mình từ năm 2017. Sau đó, đèn-dầu phát triển thành nhóm những người làm việc vì xã hội cộng tác để viết và chia sẻ suy nghĩ từ người trong cuộc mang tính phản chiếu.

Đồng thời, đèn-dầu còn mang tính kết nối liên ngành để trao đổi, trò chuyện, kết nối các nhà hoạt động với những khu vực học thuật, phi học thuật.

đèn-dầu lưu trữ, trò chuyện, viết và suy tư về các triết lý cho công việc vì chính mình và cộng đồng.

Bảo tàng Queer (AQM) ban đầu được Đinh Nhung thành lập để lưu trữ tác phẩm của chính cô cũng như những trải nghiệm về người đồng tính và nữ quyền ở Việt Nam và hơn thế nữa. Tuy nhiên, dự án đã phát triển để bao gồm việc lưu trữ sáng tạo và tập thể các tài liệu, nghệ thuật và hoạt động ủng hộ nữ quyền và đồng tính. Nhiệm vụ của AQM là lưu trữ, kích hoạt và bán từ vựng cũng như đồ chơi tình dục để duy trì hoạt động của mình. Vị trí thực tế của Bảo tàng Queer nằm trong studio của Nhung, đóng vai trò là không gian để sưu tầm, bảo tồn, chia sẻ, học tập cộng đồng và tiếp cận.

Cập nhật thêm thông tin tại trang sự kiện.

NO COMMENTS

Leave a Reply