Chiếu phim “Bài ca ra trận” và “Vietnam the Movie” của Nguyễn...

Chiếu phim “Bài ca ra trận” và “Vietnam the Movie” của Nguyễn Trinh Thi

logo_Nhasan Collective
film Vietnam the Movie-Nguyen Trinh Thi

18:00, thứ bảy 09/05/2015
Nhà Sàn Collective

Thông tin từ Nhà sàn Collective:

Nhà Sàn Collective hân hạnh giới thiệu với khán giả yêu nghệ thuật tác phẩm mới của nghệ sĩ Nguyễn Trinh Thi – nghệ sĩ thuộc Nhà Sàn Collective. Nghệ sĩ Trinh Thi hiện đang là nghệ sĩ, thành viên nòng cốt của Nhà Sàn Collective, nhà làm phim độc lập và giám đốc trung tâm phim tài liệu và thử nghiệm DOCLAB.

Chương trình sẽ trình chiếu 2 bộ phim – “Bài ca Ra trận (2010)” và “Vietnam the Movie(2015)” và thảo luận với nghệ sĩ.

Bộ phim Bài ca Ra trận (2010) là phim found-footage (tạm gọi là phim tái chế từ nguyên liệu cũ) đầu tiên tôi làm. Phim này được tái chế lại từ bộ phim cùng tên do Hãng phim truyện Việt nam sản xuất năm 1973. Tôi đã có tham vọng sẽ làm thêm nhiều phim tái chế khác từ các bộ phim kinh điển của Việt nam, một kế hoạch vẫn còn dở dang.

“Vietnam the Movie” (tạm dịch là “Việt Nam, Một Bộ phim”) (2015)

Trong bộ phim này, qua việc quan sát cách các nhân vật trong phim truyện và truyền thông nhắc tới “Việt Nam” trong 50 năm trở lại đây, tôi suy ngẫm về định nghĩa thế nào là một quốc gia và vị trí của quốc gia ấy trên bản đồ thế giới.

Vietnam the Movie là một bản khảo sát cách mà hai tiếng “Việt Nam” xuất hiện trong con mắt quốc tế (thường đại diện cho một cuộc chiến, một biểu tượng, một tư tưởng hệ, một ý niệm) mà đặc biệt là trong hoàn cảnh của chiến tranh Việt Nam và cùng lúc là vết tích của chiến tranh Đông Dương. Bộ phim nhìn vào cách truyền thông uốn nặn trí tưởng tượng, kí ức, và hiểu biết chung của chúng ta về một cuộc chiến, một đất nước, một quốc gia.

Tôi đã sử dụng nguyên liệu từ 40 phim cũ có nhắc tới “Việt Nam” – trong đó có nhiều phim Hollywood quen thuộc như Apocalypse Now, Born on the Fourth of July, The Deer Hunter, Forrest Gump, Full Metal Jacket; nhưng tôi cũng đã đào bới những phim nước ngoài ít được biết tới hoặc gần như đã bị quên lãng như các phim của Harun Farocki, Fassbinder, Werner Hedzog, Nagisa Oshima, Ann Hui. Đặc biệt qua dịp tái chế này, tôi đã có cơ hội tìm hiểu về nhận thức chính trị của Jean-Luc Godard, nhà làm phim đã nhắc nhiều tới Việt nam nhất trong số những người tôi khảo sát.

Động lực của tôi khi làm phim tái chế vừa là để vun giữ, vừa để cơi mở, vừa để lật ngược cách ứng dụng ngôn ngữ và mỹ học trong các dạng thức khác biệt của điện ảnh và truyền thông. Ấy cũng là để kể lại, ngẫm lại, phân tích lại, và kết nối lại với lịch sử.

Thời gian: 70 phút
Phim có phụ đề Tiếng Việt
Thảo luận sau buổi chiếu với nhà làm phim

Phòng chiếu chứa được nhiều nhất 50 người.

Để hỗ trợ và ủng hộ hoạt động nghệ thuật phi lợi nhuận của Nhà Sàn Collective, các bạn vui lòng đóng góp 30k khi tham gia và nhận một đồ uống lựa chọn tại cửa. Xin cảm ơn!

Đối tác truyền thông: Hanoi Grapevine

Không phải mô hình gallery, bảo tàng, viện văn hoá quốc tế, nơi triển lãm những tác phẩm hoàn thiện của các nghệ sĩ nổi tiếng… giống như những gì Nhà Sàn Studio đã từng làm, Nhà Sàn COLLECTIVE là 1 xưởng làm việc, các nghệ sĩ tới đây làm việc được trao đổi, thẩm vấn, tư vấn và có các cơ hội giao lưu với nghệ sĩ, giám tuyển quốc tế… Đây là nơi nuôi dưỡng nghệ thuật. Các tác phẩm có thể hoàn thiện hoặc không hoàn thiện, nhưng quá trình làm việc với mục đích nâng cao chất lượng nghệ thuật cho nghệ sĩ địa phương là điều Nhà Sàn COLLECTIVE hướng tới.

Nếu bạn quan tâm tới nghệ thuật thử nghiệm và muốn gặp để giao lưu, trao đổi với nghệ sĩ, mời bạn ghé thăm.

logo_Nhasan Collective
Nhà Sàn COLLECTIVE
Tầng 2, số 24 Lý Quốc Sư, Hà Nội
Website: www.nhasanstudio.org
Email: [email protected]
 

NO COMMENTS

Leave a Reply